lập trường và giành phần thắng, hay thông thường, lý do đơn giản chỉ là họ
ưa bưng tay bịt mắt, hy vọng rằng bằng cách vờ như không biết, tự vấn đề
sẽ hóa giải tốt đẹp. Thật bất hạnh thay, không có khả năng đối diện với một
vấn đề trong khi nó còn đang giai đoạn âm ỉ, thì thường chỉ dẫn đến tình
trạng phát triển nhanh chóng thành cơn hỏa hoạn tưng bừng khó dập hơn và
có thể gây ra nhiều thiệt hại lâu dài.
Một kỹ thuật tránh né đương đầu khá phổ biến ở những lãnh đạo kém cỏi,
đó là luôn có sẵn một “thuộc hạ” nào đó thay họ chăm lo những phần việc
“bẩn tay”. Điển hình của cách làm này là có sẵn một “tay đao tay búa”, vốn
là quản lý lâu năm, lãnh nhiệm vụ xử lý bất cứ việc gì mà lãnh đạo không
muốn phải nhúng bẩn tay, hoặc hủy hoại danh tiếng “Ngài Tử Tế” của
mình. Liệu đây có phải ví dụ cho khả năng ủy nhiệm lão luyện? Tôi không
nghĩ vậy.
Có vẻ tồn tại rất nhiều nhầm lẫn xung quanh những điểm khác biệt tuy tinh
vi nhưng rất then chốt giữa “ủy nhiệm” và người anh em họ gần là “đày ải”.
Nói đơn giản, “ủy nhiệm” là giao trách nhiệm trong một tình huống, đi kèm
với thẩm quyền giải quyết nó. Còn ngược lại, “đày ải” chỉ đơn giản là đẩy
một vấn đề đi mà không kèm với quyền hạn để giải quyết rốt ráo được nó –
chắc chỉ là kiếm một kẻ lãnh nợ mà thôi. Nói ngắn gọn, một trong những
sai lầm chung nhất có thể tìm thấy ở những lãnh đạo kém cỏi, đó là họ
không có khả năng hiểu được khác biệt giữa hai cách làm việc này. Kiểu
lãnh đạo này rất thạo chối bỏ trách nhiệm. Tương tự như thế, họ cũng
thường rất giỏi đổ lỗi cho nhân viên của mình – bất cứ ai, chỉ trừ chính họ.
CHẢY MÁU ĐẾN CHẾT, TẠI TÔI
Một ví dụ kinh điển minh họa cho tình huống sai hỏng nghiêm trọng khi
thiếu vắng sự lãnh đạo cấp tiến sáng suốt chính là những gì đã xảy ra với
Kodak. Trong suốt hơn một thế kỷ, Kodak rõ ràng là từ đồng nghĩa với
“nhiếp ảnh” trên khắp thế giới. Kodak đã sáng chế ra máy ảnh tự động hơn
100 năm về trước, và “Một Khoảnh khắc Kodak” (A Kodak Moment, nghĩa