Kodak chính là thất bại thảm thương ở khả năng lãnh đạo. Và, cũng như
chuyện muôn đời vẫn vậy, các lãnh đạo mất quá nhiều thời gian chăm chú
vào kính chiếu hậu hiếm khi sẵn sàng chỉnh tay lái cho chặng đường phía
trước.
Mối quan tâm tôi dành cho câu chuyện hãng Kodak nảy sinh từ chính kinh
nghiệm của bản thân tôi với phen lụn bại của mảng kinh doanh Virgin
Megastore vốn phát đạt thời kỳ tiền-kỹ-thuật-số. Cũng như Kodak, tôi mắc
trọng tội là ngần ngại chấp nhận sức tàn phá mà công nghệ số hóa sắp sửa
đổ ụp lên mảng kinh doanh cốt lõi của Virgin. Hệ thống Virgin Megastore
(mảng bán lẻ sản phẩm âm nhạc của chúng tôi) vốn hết sức thiết thân yêu
quý với tôi, tôi ngờ rằng cũng y hệt như mảng phim tráng ảnh với Kodak
vậy. Virgin đã có mặt trong ngành bán lẻ băng đĩa từ khi khai trương cửa
hàng nho nhỏ ở London năm 1971 – thực ra, thời bấy giờ, đó là việc kinh
doanh duy nhất của chúng tôi! Đến đầu những năm 1990, cửa hàng nho nhỏ
đó đã mở rộng ra thành hàng chục Virgin Megastore hoành tráng trên khắp
thế giới.
Nhưng, cũng như những gì đã xảy ra với thế giới nhiếp ảnh, công nghệ số
hóa, đặc biệt là dưới nhân dạng Steve Jobs và iTunes, khi đó đã sắp sửa
biến đổi triệt để vĩnh viễn ngành kinh doanh nhạc thu âm. Ngành công
nghiệp này đã chứng kiến cuộc diễu hành càng ngày càng đông đảo của
những định dạng khác nhau qua thời gian, từ các đĩa đơn và đĩa than, cho
đến các băng 8 rãnh (bạn nhớ mấy thứ này chứ?) cho đến băng từ, tiên báo
kỷ nguyên thiết bị nghe nhạc cầm tay, và cuối cùng là đĩa quang (CD), một
thời mọi người dường như cho rằng đó đã là giải pháp tối thượng. Nhưng
hóa ra không phải, sự xuất hiện của các đĩa CD đã được số hóa để tải trực
tuyến, và cùng với đó, mô hình cửa hàng bán lẻ ngoài đời thực trở nên lỗi
thời nhanh hơn cả cái chớp mắt. Chúng tôi vật vã tìm cách bù đắp cho
lượng tiêu thụ CD tuột dốc không phanh bằng cách nhập vào đủ loại sản
phẩm khác, nào thiết bị ngoại vi máy tính, các bàn trò chơi tập thể (board
game), sách vở, thậm chí là các vật phẩm thời trang theo trào lưu đương