có cơ hội để khoe tài khéo của mình với “sếp lớn” bằng một câu: “Tôi đã
bảo rồi mà!” rất chi là thông thái.
Khi chúng tôi khởi sự Virgin Atlantic hồi năm 1984, tôi vẫn nhớ một phóng
viên thường trú mảng hàng không dạn dày kinh nghiệm của tờ New York
Times hỏi với vẻ gần như bỡn cợt: “Thưa Ngài Branson, thế quái nào ngài
lại có thể tin rằng thế giới cần một hãng hàng không trong cái thời buổi mà
một hãng hàng không tiêu chuẩn phải vật vã lắm mới tồn tại nổi?” Tôi cho
là anh ta bị ngạc nhiên khi tôi mở lời bằng cách đồng tình: “Anh nói hoàn
toàn đúng. Nên anh cứ việc dẫn lời tôi, rằng đây chính xác là lý do tại sao
Virgin Atlantic sẽ không có cái gì ‘tiêu chuẩn’ hết.” Cái nhếch mép thoáng
qua của tay phóng viên này cho thấy rõ là anh ta không hề tin một lời tôi
nói, nhưng qua ba mươi năm, một hãng hàng không vốn được ai đó gán cho
biệt danh “Hãng Hàng Không Nhỏ Người Mà Chí Lớn” đã gây sửng sốt
cho nhiều kẻ hoài nghi bằng cách từ chối trở thành một hãng hàng không
tiêu chuẩn như người đời.
NHẬP GIA, MAC TA TÙY TỤC
Có một điều rất phổ biến trong toàn Virgin như một nguyên tắc hành động:
dù có nhỉnh hơn mức bình thường, tôi luôn từ chối xếp bất cứ thứ gì vào
loại “điểm 10 hoàn hảo”. Một thực tế không thể chối cãi là dù tốt đến mấy,
ta vẫn luôn có thể cải thiện hơn nữa – vả lại, như một câu bố tôi vẫn thích
nói, là bao giờ cũng có chuyện “ngựa hay tùy chỗ mà đua”. Nói như vậy, ý
tôi là một thứ có thể làm ăn tốt đến mấy ở một thị trường, thì cũng khó có
sản phẩm hay dịch vụ nào được nhiệt liệt đón nhận ở New York hệt như là
ở New Guinea.
Tất nhiên, cũng có những ngoại lệ đáng chú ý, mà Coca-Cola và Apple hẳn
đứng đầu trong bản danh sách cực ngắn này. Nhưng kể cả những sản phẩm
chủ lực mang tính biểu tượng như bánh kẹp Big Mac của McDonald’s
không phải lúc nào cũng vượt qua được thử thách khẩu vị toàn cầu. Ví dụ,
ở Ấn Độ, một quốc gia Hindu giáo áp đảo, người ta không ăn thịt bò,