khoán sụp đổ, nên đáng lẽ chúng tôi đã có thể trả thấp hơn nếu cứ theo
đúng mức giá mua bán cổ phiếu lúc này đã giảm sút, nhưng tôi quyết chí
rằng Virgin sẽ “làm việc đúng đắn”, và mọi nhà đầu tư đều nhận lại được
khoản 140 xu mỗi cổ phiếu như lúc khởi đầu, để không ai bị mất tiền trong
thương vụ này hết – à vâng, chí ít là không ai trong số nhà đầu tư bên
ngoài.
Lắng nghe lịch sự từ đầu đến cuối câu chuyện, anh bạn tôi chẳng nói gì
nhiều, ngoài câu: “Ừ, phải đấy, ta xem con tạo xoay vần đến đâu.” Thế
nhưng, tôi biết là một năm sau cuộc chuyện trò của chúng tôi, anh vẫn sở
hữu một công ty tư nhân, vẫn đang làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết và
(dựa trên một cuộc điện thoại gần đây), cả doanh thu lẫn lợi nhuận của anh
đều đang đà đi lên. Có vẻ đây chính là một ví dụ rõ ràng về “một người do
dự” không lầm đường lạc lối.
7
7
. Tác giả chơi chữ từ một thành ngữ phổ biến “He who hesistates is lost”,
nghĩa là đắn đo quá nhiều mà không ra được quyết định sẽ chỉ chuốc lấy
tổn thất. Nhưng trong trường hợp này, nhờ cân nhắc kỹ lưỡng mà người
bạn của Richard Branson đã có quyết định đúng đắn.
Thế nhưng, một bài học tích cực tôi thu được từ những trải nghiệm về công
ty niêm yết công khai này, đó là có khá nhiều nguyên tắc kiểu công-ty-
niêm-yết mà những người khởi nghiệp nên tự nguyện áp dụng từ khi mới
thành lập. Các yêu cầu về báo cáo tài chính của những công ty niêm yết
không có chỗ cho những trò kế toán sáng tạo kiểu “ta sẽ lo vụ này sau” mà
rất nhiều công ty khởi nghiệp áp dụng suốt nhiều năm. Mặc dù các nguyên
tắc này chủ yếu ở lĩnh vực tài chính, nhưng truy dấu chặt chẽ lộ trình phía
trước theo mọi khía cạnh sẽ mang lại cho các thành viên công ty bạn một
phép đo tốt hơn để đánh giá mức đóng góp và phát triển của riêng cá nhân
mình. Và một lợi thế lớn tiếp sau đó, chính là nếu đến thời điểm chín muồi
và bạn quyết định chào bán cổ phiếu ra công chúng, thì khối lượng công