thể hiện đã đẩy đội marketing ở Mỹ cùng các chuyên gia sáng tạo tại CMG
Communications, đại lý quảng cáo của chúng tôi tại Mỹ, vào hành động
khẩn trương: chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, họ đã tìm cách mua được
bài trang đôi tương tự trên tờ New York Times và đưa ra một quảng cáo
đáp trả để ăn theo thành công mà BA đã rất tử tế tặng trước cho chúng tôi.
Ngay sáng hôm sau, người New York đã mở tờ báo của họ ra và thấy câu:
“Nhiều người chuyển sang Virgin Atlantic từ British Airways hơn bất cứ
hãng hàng không nào khác. Ha!”
Chúng tôi đã dốc toàn bộ ngân sách marketing dành dụm để chạy quảng
cáo đó một lần duy nhất ở New York, nhưng hiệu ứng thì rúng động.
Không chịu tin rằng ai đó có thể đưa ra một lời đáp như thế chỉ trong vài
tiếng đồng hồ, British Airways dọa sẽ kiện New York Times, buộc tội báo
đã làm rò rỉ nội dung quảng cáo của họ ra ngoài – họ chưa bao giờ làm theo
lời dọa dẫm này, nhưng họ cũng chẳng bao giờ còn chạy cái quảng cáo quái
gở đó lần nữa. Một số độc giả còn đoán già đoán non rằng thật ra Virgin đã
đăng quảng cáo đầu tiên để có thể chạy tiếp cái thứ hai! Thế nhưng, mẩu
quảng cáo chạy một lần duy nhất của chúng tôi lại kéo theo cái đuôi dài
chưa từng thấy, nó được trích lại trong vô số bài viết và chuyên mục về
marketing trong nhiều tháng sau đó, với những tiêu đề kiểu “Virgin tung
đòn hiểm”. Gần như là một điềm báo trước cho hiện tượng “lan tỏa thông
điệp” (go viral) còn gì, bạn thấy rồi chứ?
THƯỢNG KHÁCH THẺ HỒNG
9
9
. Nguyên văn là “Pink slip VIPs”. Pink slip (giấy hồng, thẻ hồng), một
hoán dụ sử dụng trong tiếng Anh, bắt nguồn từ một thủ tục nhân sự phổ
biến ở Mỹ: phòng nhân sự, khi thông báo thôi việc, sẽ gửi một quyết định
sa thải in trên giấy màu hồng cho người lao động. (ND)
Như câu chuyện cuối cùng ở trên đã chứng tỏ: một trong những lợi thế lớn
nhất của việc làm cún nhỏ trong một chuồng toàn chó bự chính là khả năng
phản ứng mau lẹ và tận dụng mọi điều kiện thuận lợi mở ra trước mắt bạn.