Lounge) đã ra đời. Một khác biệt lớn: hẳn nhiên, lần này, sảnh chờ dành
cho tất cả mọi đối tượng: nam giới, nữ giới và trẻ em – còn thực hư vụ
thuốc giảm đau thế nào, tôi không rõ.
Chúng tôi có một cương lĩnh ở Virgin Money với tên gọi “EBO”, viết tắt
của “Everybody Better Off” (tạm dịch: Tốt hơn cho tất cả mọi người), và
những gì ta có ở đây là một ví dụ tuyệt hảo về mục đích cuối cùng của toàn
bộ cuộc truy cầu. Cũng như các sảnh chờ bay Clubhouse tại Virgin Atlantic
mà có vẻ hơi “quá lố” so với các tiêu chuẩn truyền thống, chuỗi sảnh chờ
Virgin Money cũng cố tình vượt quá khuôn khổ. “EBO” dựa rất nhiều trên
cơ sở “vẫn hoài nghi, nghĩa là chưa kết tội”. Có quá nhiều doanh nghiệp và
cá nhân sẽ tránh né những sáng kiến dù hay nhất, bởi e sợ rằng một số
khách hàng hay nhân viên sẽ “bày trò với hệ thống” và lạm dụng sự tự do
hoặc tín nhiệm bạn gửi gắm nơi họ. Nói cách khác, chỉ vì 2% hay 3%
người dùng có thể lạm dụng điều gì đó, mà 97% còn lại sẽ bị từ chối quyền
tiếp cận lợi ích đáng ra họ phải được tận hưởng và tôn trọng.
Với tư duy kế thừa từ hệ thống Clubhouse mà đã đoạt giải thưởng ở lĩnh
vực hàng không, chúng tôi bỏ ra nhiều tháng trời sát cánh cùng các chuyên
gia tư vấn thiết kế đến từ Allen International để phát triển ý tưởng sảnh
nghỉ Money Virgin và trau chuốt đến từng chi tiết. Rất nhiều thời gian và
nỗ lực được đổ vào tìm kiếm những địa điểm hoàn hảo nhằm biến ý tưởng
sảnh chờ thành hiện thực. Chúng tôi muốn tránh kiểu thiết kế rập khuôn
muôn nơi như một, nên đã trầy vi tróc vẩy phát triển các thiết kế riêng biệt
nhằm tôn vinh mỗi công trình. Hai sảnh chờ đầu tiên khai trương ở
Edinburgh và Norwich, sảnh Manchester nối tiếp vài tháng sau, và cả ba
ngay lập tức gặt hái thành công.
Các sảnh nghỉ của chúng tôi không tọa lạc bên trong một chi nhánh ngân
hàng (ít nhất như hiện nay), mà là những nơi trú ẩn độc lập, nơi khách hàng
của Virgin Money có thể ghé tới xả hơi. Họ có thể bước vào dùng thức
uống nóng hổi hay vài món ăn vặt cho vui, Wi-Fi miễn phí, sử dụng một