PHONG CÁCH VIRGIN - Trang 190

Tương tự như thế, những nhân viên luôn miệt mài làm việc suốt mười-hai-
tiếng một ngày (thường là để bắt chước cách thức và số giờ làm việc của
sếp trên) không hẳn chuyên tâm thật sự. Đó đúng hơn là dấu hiệu cho thấy
vị sếp quản lý thời gian của mình không tốt cho lắm và còn chẳng thấy
được nó ảnh hưởng tới đời sống nhân viên thế nào. Những thói quen ấy,
nếu duy trì liên tục trong một thời gian, thường không chỉ phản tác dụng,
mà còn gây ra hậu quả là những nhân viên kiệt sức, chán nản và oán thán.
Như bố tôi vẫn thường nói: “Làm bao nhiêu lâu không quan trọng, quan
trọng là làm những gì trong từng ấy thời gian.” Và khi mức độ chuyên tâm
sụt giảm, thì không chỉ năng suất “đi đời nhà ma”, mà chất lượng dịch vụ
khách hàng cũng không tránh khỏi sa sút: những thứ duy nhất sẽ tăng lên là
vắng mặt liên tục, và phía sau đó chính là tình trạng thay thế nhân sự.

Vậy cần làm gì để có thể tạo ra sự chuyên tâm thực sự? Theo tôi thì cốt yếu
là ở tinh thần lãnh đạo mạnh mẽ và phát triển một nền văn hóa mà ở đó,
nhân viên cảm thấy được trân trọng, được trao quyền và tin tưởng. Cả ba
điều này đều cần thời gian, nỗ lực để xây dựng và đòi hỏi rất nhiều lắng
nghe, đối thoại. Những lãnh đạo có khả năng thể hiện tinh thần gắn bó chân
thành với những mối quan tâm, đích ngắm và mục tiêu cũng như tạo cơ hội
để nhân viên bày tỏ những suy nghĩ của mình sẽ xây dựng được mức độ tin
tưởng, tự tin, dần dà sẽ chuyển đổi thành tinh thần chuyên tâm thực sự.

Và chuyên tâm gần như là con đường hai chiều, nếu xét ở khía cạnh triển
vọng tăng trưởng của cả doanh nghiệp lẫn cá nhân. Trong một nghiên cứu
do hãng dịch vụ việc làm quốc tế Towers Wateson thực hiện, kết quả cho
thấy rằng các công ty có mức độ nhân viên chuyên tâm công việc cao nhất
trung bình đạt hệ số lợi nhuận hoạt động (operating margin) khoảng 27%.
Trong khi đó, những công ty xếp chót trên thang mức độ chuyên tâm làm
việc chỉ đạt hệ số lợi nhuận hoạt động dưới 10%. Là một phần không thể
tách rời trong công thức đó, nghiên cứu chỉ ra rằng: những công ty “kém
chuyên tâm” có tới gần 40% nhân viên nhiều khả năng thôi việc trong vòng
24 tháng sau đó, trong khi ở những công ty đạt mức chuyên tâm làm việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.