Nghị Viện rằng ông rất hài lòng khi quá trình đấu thầu đã được thực hiện
công bằng và qua thẩm tra nghiêm ngặt. Là người xuất hiện muộn trong vụ
này, ông chỉ có thể phát ngôn như vậy dựa trên truyền đạt từ nhân viên của
ông tại Bộ Giao thông Vận tải, những người đã xử lý (hay đúng hơn là “xử
láo”) vụ đấu thầu. Bộ Giao thông Vận tải đáng lẽ có thể phát ra một thông
cáo báo chí để công bố tin này dễ như bỡn, nhưng Ngài McLoughlin đã gọi
điện riêng cho tôi – có lẽ đây cũng không phải một cú điện thoại dễ chịu
với ông! Ông không né tránh thực tế rằng đó là lỗi tính toán của người tiền
nhiệm, cũng không nói năng vòng vo lãng nhách. Ngoài nhận lỗi về mình
trong cuộc điện thoại với tôi, ở các phỏng vấn sau đó, ông tiếp tục sử dụng
những cụm từ rất nghiêm túc như “sai lầm không thể chấp nhận” và “hối
tiếc sâu sắc”.
Thường xuyên có chuyện những người ra quyết định, dù trong ngành kinh
doanh hay chính trị, rất vui vẻ gọi điện thoại hay gặp gỡ báo chí khi có tin
tốt để phát tán, nhưng vì lo sợ sự việc có thể hủy hoại vị thế của mình trước
các cổ đông hay cử tri, những người này cũng im thin thít, lặn mất tăm khi
thông tin chẳng mấy hay ho. Lối suy nghĩ “ẩn thật sâu đợi bão tan đi” hiếm
khi giúp gì cho bản thân nhà lãnh đạo hay danh tiếng công ty anh ta, mà
chắc chắn chỉ góp phần tạo ra thêm một lượt tàn phá nữa mà thôi.
CHUYẾN TÀU BUỒN
Trong những năm gần đây, một trong những ví dụ hay nhất (hay dở nhất)
về ra quyết định sai lầm lại chồng chất bằng quyết định còn sai lầm hơn
hẳn là lối hành xử lạ đời của Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Carnival
Corporation, tỷ phú Micky Arison, khi hãng tàu du lịch của ông gặp hai vụ
tai nạn nghiêm trọng chỉ trong vòng một năm. Khi tàu Costa Concordia của
hãng này bị mắc cạn trên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi nước Ý (trong khi
đáng ra không nên sáp tới gần chút nào), làm 32 người thiệt mạng và làm
ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của hàng nghìn hành khách và thân
quyến của họ, Micky ở đâu? Đáng nói ở đây là vì những nguyên do không