Tôi không dám hứa hẹn phong tước hiệp sĩ cho tất cả mọi người, nhưng
nếu bạn vẫn thấy chưa đủ thuyết phục, để tôi gợi ý cho bạn một khóa học
ngắn kiểu tự-ép-bản-thân nghe nhiều hơn, nói ít đi, tôi cam đoan là bạn sẽ
phải sửng sốt vì những lợi ích tức thì mà bạn quan sát thấy.
NÓI ÍT ĐI – CỐNG HIẾN NHIỀU HƠN
Dù Tổng thống Nam Phi quá cố Nelson Mandela là một người cực kỳ đa
tài, nhưng có một năng lực ở ông luôn gây ấn tượng mạnh nhất cho tôi, đó
chính là tinh thần sẵn sàng không suy suyển để lắng nghe những gì người
khác bày tỏ. Kể cả suốt những năm ròng trong tù, ông vẫn dành thời gian
lắng nghe các bạn tù nói về cuộc sống, đến nỗi đó là những người ông công
khai tha thứ khi được thả. Bất cứ khi nào ở bên Madiba (biệt danh của
Nelson Mandela), tôi lại kinh ngạc trước khả năng khiến người đối diện
cảm giác mình như cá nhân độc nhất và quan trọng hơn hết trong phòng,
thông qua thái độ mong mỏi lắng nghe những gì bạn muốn nói, và hẳn
nhiên, là sẵn lòng thực thi những điều ông tin tưởng. Chẳng mấy người có
thể khích lệ việc thành lập Nhóm Trưởng Lão
1
như Madiba đã làm, và cũng
chẳng mấy người xứng đáng hơn ông trong việc đánh giá đúng mức vai trò
then chốt mà năng lực lắng nghe nắm giữ trong ngoại giao, kinh doanh và
cả trong đời sống nói chung.
1
. Nhóm Trưởng Lão (The Elders), một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế do cố
Tổng thống Nelson Mandela tiên phong thành lập năm 2007, bao gồm các
thành viên cao tuổi là cựu nguyên thủ quốc gia, nhà hoạt động hòa bình và
nhân quyền, với nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề như bất đồng
quốc tế, dịch bệnh, nghèo đói, biến đổi khí hậu... (BTV)
Một con người nổi bật, đồng thời có khả năng lắng nghe xuất sắc tương tự,
là Tổng Giám mục Desmond Tutu, bạn thân của Nelson Mandela, ông là
một thành viên sáng lập Nhóm Trưởng Lão và giữ ghế chủ tịch từ năm
2007 đến 2013. Hiếm có khi nào trong lịch sử, một quốc gia lại đặt nhiều
lòng tin vào sức mạnh hàn gắn của việc lắng nghe như Nam Phi thời hậu-