Cứ đặt trước bất cứ câu nào, ba từ nhỏ nhắn này tạo nên một trong những
cụm từ mang tính phá hoại nhất trong ngôn ngữ. Tôi luôn thấy kinh ngạc
trước cách người ta vô ý xô đổ tất cả những gì vừa nói trước đó, chỉ bằng
cách dùng ba từ này. Với lỗ tai của hầu hết mọi người, “nói vậy thôi” liền
hóa giải hiệu lực của mọi thứ đã nói trước đó và nhen nhóm nỗi oán giận
ngay tức thì ở người nghe, vốn đã tin vào nội dung trước khi bạn thốt ra ba
từ “nói vậy thôi”. Để bắc cầu giữa “cái lợi” sang “cái hại”, hãy thử sử dụng
những câu kiểu như “Tất nhiên, ta không nên xem thường…”
“Miễn bình luận”
Tôi biết là mọi người đều quá rành câu này, nhưng ngạc nhiên làm sao, khi
cụm từ đảm bảo gây khủng hoảng truyền thông này hình như vẫn thường
xuyên bị buột ra khỏi miệng! Kể cả những lúc bạn nhận ra mình kẹt vào
tình thế không có gì đáng phải ghen tị, khi các cố vấn pháp lý bảo với bạn:
“Ta không thể nói với họ [tức báo giới] bất cứ điều gì vào lúc này,” thì cũng
hãy tránh câu “Miễn bình luận” bằng mọi giá. “Tôi rất lấy làm tiếc, nhưng
đến chừng nào chưa tập hợp đầy đủ thông tin thực tế thì chừng đó chúng tôi
chưa thể đưa ra một tuyên bố chính thức,” sẽ được ủng hộ hơn rất nhiều
trên kênh YouTube và bản tin tối! Ngược lại, một câu “Miễn bình luận” cộc
cằn sẽ có khuynh hướng sẽ bị diễn giải thành “Chúng tôi có lỗi rành rành
và không muốn nói về việc này cho đến khi nào các luật sư nghĩ ra được
bằng chứng ngoại phạm đáng tin nào đó.”
“OK”
Rõ ràng đây là từ được nhận biết rộng khắp nhất trên hành tinh này, sau
Coca-Cola, thế nhưng nó cũng là một trong những từ mơ hồ nhất. Nghĩa
nguyên thủy của từ, theo đồn đại, là xuất xứ từ “Oll Korrect” (nói trại từ
“All Correct”, nghĩa là ổn cả), nhưng cách sử dụng phổ biến lại đồng nghĩa
với đủ thứ khác nhau. “OK” của người này có thể nghĩa là “tốt”, với người
kia lại là “vừa phải”, thế nhưng với một người khác nữa lại là “khó mà
chấp nhận nổi.” Nó là một từ cũng được sử dụng theo kiểu “xua đi”, khi