bạn thực lòng nói ra một câu thế này: “OK – đừng có làm phiền tôi nữa.”
Nên tránh đi! Chớ có lười biếng: nếu bạn có ý tán thưởng “Đây là ý tưởng
tuyệt hảo”, thì hãy nói hẳn câu đó đi. Nếu bạn nghĩ ý tưởng này dở tệ, thì
hãy nói (một cách lịch sự) với họ rằng “Tôi không thích ý tưởng này”, rồi
đưa ra cho họ vài lý do, để họ còn học hỏi được đôi điều từ đó.
Và cuối cùng, giống như từ OK, một từ có thể gây rắc rối cho người Mỹ
đến Vương quốc Anh, cũng như người Anh đến Mỹ, đó là “quite”. Với
người Mỹ, “quite good” nghĩa là “rất hay, rất tốt” trong khi đó với tai người
Anh, nó có thể mang nhiều nghĩa, từ “khá tốt” cho đến “khó mà chấp nhận
nổi.” Nếu còn băn khoăn, tốt nhất là tránh sử dụng cách hiểu của người Mỹ
ở cả hai bờ Đại Tây Dương – kết quả có thể là rất nguy hiểm đấy!
TỪ NGỮ NHỎ, TÁC DỤNG LỚN
Ở trên đã liệt kê một số từ và câu tôi đề nghị ta nên tránh là hơn, sau đây là
vài từ ngữ thường nhật tôi cực lực tán thành sử dụng càng thường xuyên
càng tốt. Cụm đầu tiên gồm bảy từ nho nhỏ, tôi thật lòng tin rằng đó là một
trong những câu quyền năng nhất mà một lãnh đạo doanh nghiệp thốt ra
được: “Tôi không rõ – anh thấy thế nào?”
Ích lợi của việc thi thoảng thốt ra câu này không thể đong đếm xuể. Trước
hết, nếu bạn thực sự không chắc chắn về câu trả lời của mình, thì thừa nhận
điều đó sẽ giúp đối phương tránh được rất nhiều những lời ba hoa rỗng
tuếch kiểu Ngài Humphrey. Tôi chỉ biết được điều đó nhờ Joan, vợ tôi, có
vài dịp từng nói: “Ôi, thôi nào Richard, anh miễn cho chúng em mấy câu
loằng ngoằng vô nghĩa đấy được không.” Mà khi lời này thốt ra từ hiền thê
yêu dấu thì thường tôi sẽ làm theo – ngay lập tức!
Tất nhiên, cũng có những người khoa trương kiểu “Tôi giữ quyền kiểm soát
và tôi sẽ ra quyết định ở đây”, họ sẽ coi bất cứ lời thú thực nỗi băn khoăn
bất định nào về phía bản thân mình như là dấu hiệu yếu đuối không thể nào
chấp nhận nổi trước mặt những kẻ “dưới cơ” họ. Tuy vậy, như những gì tôi