quan Tây. Dân nghèo đồng thanh kêu to : « Nay ngoài thành có tới vài ngàn
người chết và bị thương, quan Công sứ cho chừng đó tiền không biết dùng
làm gì, không dám lấy, chỉ xin đừng sai lính bắn giết mà thôi ».
Đồng thời, ở các phủ huyện, dân khí cũng hết sức bồng bột. Riêng tên
lãnh binh là võ quan cao cấp, trong khi coi đốc việc thu thuế, đã hành hạ dân
quá đáng, gieo thù oán khắp nơi, dân liền vây bắt vợ con, làm nhà giam lại.
Đồng thời, cũng tung ra những truyền đơn kể tội Nguyễn Thân tức quận
công Thạch Trì. Nguyễn Thân là nhân vật trọng yếu bậc nhất nước ta vào
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Y nhờ diệt các lực lượng Cần Vương
Quảng Nam. Nghệ Tĩnh mà uy danh chấn động cho đến những đại phản
quốc cỡ Hoàng cao Khải mà cũng đến phải tránh ra ở Bắc làm một thứ « phó
vương ». Nguyễn Thân được quyền chém trước tâu sau (tiền trảm hậu tấu)
nên y chẳng từ ai, khi y muốn, khi cơn điên đẩy y đi tới. Vì bị Binh bộ
thượng thư Hồ Lệ lãnh đạm khi thấy y giết nhiều hàng binh của Phan đình
Phùng, y kiếm cớ bắt con Hồ Lệ chém đầu lập tức. Bấy giờ, tuy không còn ở
thời hiển hách cũ, nhưng uy danh còn vang dậy, một lời nói còn tạo nên
phúc họa cho bất kỳ ai. Thế mà Cử Cẩn công nhiên bài xích, mắng nhiếc y
không kiêng nể.
Cuộc đàn áp ở Quảng Ngãi rất hãi hùng tàn bạo, sĩ phu và dân tranh
đấu rất kiên quyết. Đến đỗi kẻ cường quyền thấy bắt giam đông quá, mới
nghĩ ra một hình cụ lạ : làm những cái gông bằng cây tre dài, gông chung ba
bốn người vào một gông bắt phơi nắng.
Sau vụ này, Lê Khiết và Nguyễn bá Loan (cựu đảng Cần Vương, cũng
gọi Ấm Loan) bị giải kinh giam ba tháng rồi đem về chém ở Quảng Ngãi.
Khi đem các ông ra chém, Cử Cần chắc chắn là đến lượt mình rồi nên la lớn
: « Làm trai có chết thế mới tươi tốt ! »
Nhưng ông ta lại không bị giết, nhân thế có làm bài thơ, Huỳnh thúc
Kháng dịch ra quốc văn :
Nước cũ, non sông nặng,
Triều tân, thế lực hèn.