PHONG TRÀO DUY TÂN - Trang 38

Kháng, tôi trích lại sau đây những điểm quan trọng của bài báo và toàn văn
của bản « Thiên hạ Đại Thế Luận trích yếu ».

Cái đề của bài báo khá dài giòng :

ĐIỀU TIÊN KIẾN CỦA MỘT NHÀ HỌC GIẢ NƯỚC TA

Nhân chuyện Trung Nhật xung đột mà nhớ đến câu nói trong một bài

đại luận trước đây 40 năm.

Huỳnh thúc Kháng mở đề bằng chính một đoạn tiên tri của bài luận : «

Điều lo của Trung Hoa, không tại các nước ngoài mà tại nước Nhật Bản ».
Đó là một cây trong bài « Thiên Hạ Đại Thế Luận » của ông Nguyễn lộ
Trạch người Kế môn hạt Thừa Thiên. Bài ấy ra đời cách nay đã trên 40 năm,
trước trận Trung Đông đánh nhau (năm 1882 Giáp Ngọ) kia, mà đến nay vẫn
cứ thấy nghiệm, ai dám bảo học giới nước ta không có người biết rộng thấy
xa.

Về niên đại của bài ấy, lúc bấy giờ Huỳnh thúc Kháng chưa được đọc

quyển Ưu Qui Lục nên ông chưa rõ. Vì vậy, sau này, ông ghi : « Năm Thành
Thái thứ tư, khóa hội Nhâm Thìn (1892) đề thi Đình có hỏi đại thế hoàn cầu,
Tiên sinh không thi cử gì nhưng thấy cái đề có quan hệ, có thảo một bài
Thiên Hạ Đại Thế Luận ».
Vậy, có lẽ niên đại 1892 là đúng. Vì tư tưởng của
ông Nguyễn lộ Trạch trước 1884 trong bài tự Quì Ưu Lục khác ít nhiều với
bài luận, do lẽ bài luận chỉ viết khi nước mất, lại làm để tuyên truyền trong
đám sĩ phu nên lời lẽ có phần dè dặt.

Huỳnh thúc Kháng trình bày tiếp theo cái tình trạng bi đát của Trung

Hoa đã bị liệt cường và Nhật xâu xé (hồi đó, Nhật lại khởi đánh nhiều trận
lớn). Những chuyện ấy nay ai cũng biết, nhưng thời Nguyễn lộ Trạch thì
không phải như thế.

« Ở dưới chánh quyền chuyên chế, nhân dân không can dự gì đến việc

nước, lối học khoa cử lại chôn biết bao nhiêu học giả vào cái hầm hư văn.
Gia dĩ đường giao thông chưa mở mang (Trung Kỳ chưa có xe lửa), tờ báo
chưa xuất hiện, trên vua quan thì rung về ngâm thi, dưới sĩ phu thì chăm vác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.