PHONG TRÀO DUY TÂN - Trang 42

văn thể cũng hùng kiện, không đán gọi là Khang, Lương ở nước ta sao ?
Chính cụ Sào Nam, cụ Tây Hồ và phần nhiều trong đám tiên thời nhân
vật ở xứ ta
sở đắc ảnh hưởng của bài ấy rất là sâu xa mật thiết, không kém
gì sách Lương, Khang kia ».

Nói cách khác, Huỳnh thúc Kháng xác nhận một thực trạng lịch sử làm

bối cảnh cho bài luận nổi bật lên với giá trị vô song của nó : vào thời ấy Văn
thân, Cần Vương tan rã, tự nhiên, sĩ phu, nhân dân bị đẩy vào một thất vọng
đen tối và chỉ lóe được vài tia sáng mong manh mong chờ Trung Hoa sẽ tới
giúp ta. Nếu không như thế thì coi như tuyệt vọng ! Một nước đã chết !

Bài đại luận này xác nhận tình trạng bi đát vô vọng của Trung Hoa,

nhưng lại chỉ cho thấy một ánh sáng khác mới lóe lên đã rạng rỡ ; nước Nhật
Bản sau vài chục năm Duy Tân đã hết suy nhươc, đang lăm le bước vào con
đường văn minh, giàu mạnh. Vậy, vấn đề ngoại vọng không nên đặt ra mà
phải đặt chính vấn đề tự cường. Muốn tự cường, cần chấn chỉnh chánh giáo
và học thẳng các phương pháp để tiến bộ, các ngành, các nghề, các môn
khoa học, kỹ thuật nơi người Pháp chứ không phải ở đâu xa lạ… Rồi khi đủ
sức thì sẽ vẫy vùng.

Giữa đêm tối mù mịt, không lối thoát, bài đại luận ấy há không phải là

một ánh sáng nhiệm màu mở đường cho sĩ phu và nhân dân hay sao ? Giá trị
của nó lớn lao đến bực nào, hẳn nhiên các bậc tiên thời đã nhận thấy một
cách sâu xa, tha thiết.

Nhưng dù sao, đó cũng chỉ là nét chính, phác học một Phong Trào Duy

Tân còn thô sơ. Phải chờ Phan châu Trinh mang chủ thuyết Dân Quyền về
làm chánh giáo, mang một ý thức hệ về để làm mới Dân tộc, Phong Trào
Duy Tân thực sự mới mở màn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.