PHONG TRÀO DUY TÂN - Trang 45

An 10 cây số, cách Đà Nẵng 20 cây số. Chắc chắn ông phải thường lui tới
những thành phố ấy luôn vì tính ông thích giao du và xê dịch. Nhất là Hội
An, nơi mà học trò Tỉnh vẫn xuống mua sách vở và các dụng cụ, vốn có
nhiều người Trung Hoa có học thức và họ thường vẫn mua nhiều sách vở
đưa thẳng từ Trung Hoa sang. Một trong những người ấy, Châu thượng Văn
sau này sẽ góp một tay đắc lực trong phong trào Đông Du và Duy Tân, rồi
tuyệt thực chết trong nhà lao ; ông Văn là bạn của Trần quí Cáp mà ông Cáp
đã là bạn của Phan châu Trinh từ năm 1898 lúc cùng học chung cụ đốc Trần
mã Sơn (Phan châu Trinh kết bạn Huỳnh thúc Kháng từ 1890-1892) ở Tỉnh.

Nhưng chắc chắn ông thật sự biết Tân thư khi ra làm quan tại Huế. Huế

lúc bấy giờ là đế đô, giữ vai trò chỉ huy văn hóa nên có nhiều bậc anh tài,
học giả không chỉ ở địa phương mà tứ hướng quay về. Do đó có nhiều sách
vở lạ. Chính nhờ những sách vở ấy mà Nguyễn lộ Trạch dám tự học rồi tự
xướng tư tưởng Duy Tân. Thời ấy, Huế cũng đã có những du học sinh ngoại
quốc về như Thân trọng Huề đã dâng chiếu xin bãi bỏ việc thi cử. Đồng
thời, người Bắc có tư tưởng mới như Nguyễn thượng Hiền, Đào nguyên Phổ
cũng có mặt ở đấy. Đào nguyên Phổ mua nhiều tân thư của Trung Hoa đưa
sang. Sách vở thời ấy do những ghe lớn đưa hàng hóa rồi có những thuyền
nhỏ buôn sách trèo lên đậu ở một bến nào đó như Phú văn Lâu để chờ người
tới chọn mua. Đó cũng là một trong những ngành thương mãi quan trọng
của Trung Hoa ở Đế Đô (còn ở các Tỉnh, kể cả Hội An, cũng ít phát đạt) Tân
thư cũng theo đường ấy mà vào.

Trong niên biểu đồ của Phan châu Trinh ở Truyện Giai Nhân Kỳ Ngộ

15

(niên biểu đồ do Huỳnh thúc Kháng soạn) có ghi : « Năm 1903, Quý Mão,
bổ làm Thừa biện Bộ Lễ ở kinh. Học Tân học 32 tuổi ». Cũng năm này,
Huỳnh thúc Kháng nói đã được đọc Thiên Hạ Đại Thế Luận của Nguyễn lộ
Trạch. Thế thì Phan châu Trinh cũng đọc vào khoảng đó, chắc là trước ông
Huỳnh. Điều này cho thấy khi mới ra Huế làm quan, việc đầu tiên của ông
Phan không phải là tìm cái ghế mà tìm ngay những quyển sách. Lúc ấy sách
Tân thư, nhất là của Khang hữu Vi, Lương khải Siêu

16

cũng đã có nhiều.

Nhưng chắc chắn không có loại sách nào có hệ thống và gây xúc cảm mạnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.