PHONG TRÀO DUY TÂN - Trang 50

cọp

19

chuyện trai trên gái dưới, chuyện trộm cướp vẫn xảy ra hàng ngày, trẻ

con đứa nào mà không biết. Lớn lên ông được học ở huyện rồi lên tỉnh, ra đế
đô, phiêu lưu nơi đây, nơi đó chứ không ở cố định ở một nơi nào nên rất ít
định kiến, ít tín nhảm, ít bảo thủ. Lúc còn là học sinh ông đã ngang tàng, khí
khái, không biết sợ ai, thầy học bất công, ông cũng dám làm cho mang nhục
ở vào cái thời quan, sư phụ được xem bất khả xâm phạm. Huỳnh thúc
Kháng có kể một dật sự của ông trong Giai Nhân Kỳ Ngộ :

« Tên sinh (Phan châu Trinh) có tính không chịu khuất, không kỳ người

bậc nào, lấy điều trái lẽ mà gác mình, thì cự lại ngay, dầu cho kẻ có quyền
cũng vậy. Lệ thường, học trò quan huấn với quan giáo (huấn đạo, giáo thọ
là quan dạy trong một huyện, có quyền thủ xả

20

học trò trong lúc khóa hạch)

không kỳ mình có học hoặc không học với qua đó, đến kỳ mùng năm ngày
Tết phải có lễ thúc tu (lễ học trò tết thầy) tới làm lễ tết thầy. Một ngày nọ,
tiên sinh cùng hai người bạn, bưng một mâm gạo trên đặt ba quan tiền tới
trường xin vào yết kiến quan huấn, tên hầu cửa xem thế liếc mắt, ngó một
cái rồi đi vào (có ý ghét lễ ít, khác với học trò khác, thường thường đến kỳ
khóa hạch là mùa của quan huấn, quan giáo, học trò không những tết nhứt
hậu lễ mà thôi, lại còn lo lót nữa vì muốn cho lấy mình đỗ. Học dốt mà lễ
nhiều cũng đỗ được (…) Gõ cửa mà không thấy ra, tiên sinh gõ cửa đại làm
như tuồng muốn xô mà vào, tên hầu ra ngăn trở rằng quan có khách và la
lớn rằng trò này vô lễ. Tiên sinh giả làm đụng tên hầu một cái xẩy tay đổ
mâm gạo, lặt tiền đi về, quan huấn nghe tên hầu bẩm giận lắm, tư giấy vào
huyện xin quan huyện bắt tiên sinh trị tội (anh Huyện lúc đó là Hồ…) một
tay ác có tiếng… Huyện nọ nghe lời quan huấn, hạ trát cho sai nha tới bắt
tiên sinh. Ai thấy vậy cũng chắc rằng sẽ bị nhục. Tiên sinh tự nhiên ra đi,
đem đồ câu theo, đến cổng làng Chiên Đàn (là làng ở sở tại trường huấn,
đường đi vào huyện phải đi ngang qua), bảo người bạn rằng chiều nay tôi
lại câu tại cống đấy. Đến huyện, anh huyện ta tác sắc lập nghiêm nạt rằng :
« Sao anh là học trò mà lại vô lễ với thầy anh ? Tiên sinh nói : học trò đã
mang lễ thúc tu đến xin yết thầy, sao gọi rằng vô lễ ? Cự không cho vào và
xô đẩy mắng nhiếc làm ra sự bất lịch sự là tại tên hầu, không trị tội tên hầu
đó, mà thiên nộ tới học trò, lại làm phiền tới quan lớn, phải hạ trát văn, phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.