PHONG TRÀO DUY TÂN - Trang 53

thương người sẽ cũng là người hăng hái đối với xã hội khi ý thức những nỗi
bất bình xã hội. Ý thức xã hội, quốc gia nảy nở trong ông từ bao giờ ? Tôi
tưởng muốn biết điều này phải đọc những thơ ca của ông thời gian ông còn
trẻ. Tôi hy vọng có cơ hội viết một quyển nghiên cứu khác đầy đủ hơn. Ở
đây, tôi thấy tài liệu chỉ còn phần lớn trong tập Tây Hồ và Sánte thi tập

24

Đó

là một tập thơ đồ sộ, có thể nói rất đồ sộ, kể về số lượng. Trên trăm trang
giấy, mỗi trang có ít là hai bài, còn thì ba bài. Nghĩa là ít ra cũng non ba
trăm bài thơ Thất ngôn Đường luật. Tôi không rõ số lượng thơ của Trần tế
Xương để lại có nhiều hơn không ?

Tập thơ phong phú ấy được giới thiệu là phần lớn làm khi ở ngục

Santé. Nhưng tôi đọc kỹ nhiều lần, cố tìm hiểu thì chỉ thấy có số ít bài thật
sự ghi là làm ở Paris hoặc lấy chủ đề khi nằm ở trong ngục Santé. Còn hầu
hết đều lấy chủ đề từ lúc ở Việt Nam, khi còn sống đời sống bình thường,
yên ổn, cho đến lúc bị đày ra Côn Lôn rồi về Mỹ Tho. Tôi chắc đây chỉ là
những thơ tác giả làm hồi còn trẻ, nay nằm trong ngục, ông chép cả lại để
làm tài liệu. Vì hai lẽ : tư tưởng trong những bài ấy đều so với sự thay đổi
lớn lao, mãnh liệt của ông sau này. Huống chi trong đó còn những bài luận
về đạo vua tôi một cách đơn sơ, giản dị, không bắt kịp những tư tưởng Dân
quyền, nhất là tư tưởng chống đối kịch liệt Khải Định. Nhưng quan trọng
hơn nhiều là chính các đề tài. Ông Phan châu Trinh thường dùng ngòi bút
diễn đạt những xúc cảm, nhận xét, phê phán. Thơ ông có tính cách hợp thời
như kiểu Trần tế Xương, đề tài rút ngay trong hoàn cảnh sống. Thế mà hầu
hết những bài thơ này lại có chủ đề trong xã hội Việt Nam mà người ta chỉ
có thể xúc động và diễn tả ngay khi đứng trước những cảnh : « Thịt chuột thì
ít, con nít thì nhiều », « Lấy chi mà trả cái ân, lấy chi mà nạp công ngân cho
làng », « Nghênh ngang như làng không ông xã », « Lòn cửa tiền cửa hậu.
Ai lòn chỗ giậu chó chui »…
Những phản ứng này nhất định phải ghi lại
ngay
vì lòng thương kẻ nghèo, vì đau xót số phận dân chúng, vì phẫn nộ với
kẻ ngang tàng, vì khinh bỉ đối với kẻ cong lưng, uốn cổ… chứ không ai chờ
những 5,7 năm sau mới nổi hứng sáng tác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.