PHONG TRÀO DUY TÂN - Trang 67

muốn mượn một cái tên hợp thời, nhẹ nhàng để tránh sự dòm ngó của các
hoạt động THIẾT HUYẾT (Sắt máu) mà người ta vẫn dành cho nhân vật và
lực lượng ám xã (xem sau) do Phan bội Châu và Nguyễn Thành lãnh đạo.
Do lẽ đó, để cho thuận tiện, tôi sẽ dùng cái tên Quang Phục Hội khi đề cập
mọi hoạt động sau này của Cường Để và Phan bội Châu, kể cả Phong Trào
Đông Du. Vì sự thật, nó chỉ là một bộ phận của Quang phục, trong mục đích
quang phục mà thôi.

Sau đó (hay trước khi tôn Minh Chủ ? Tự Phán và Ngục Trung Thư đều

lẫn lộn, tôi chưa quyết sách nào đúng dù NTT viết năm 1913 mà TP viết khi
bị an trí ở Huế). Ông Phan bội Châu viết Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư để âm
kết với quan trường nhưng không thâu được kết quả gì. Quyền này chia làm
5 đoạn :

Đoạn thứ nhất nói về những điều sỉ nhục vì nước mất, quyền mất và nói

sẵn về kết cục thảm hoạ về tương lai. Ba đoạn chính giữa nói kỹ những kế
hoạch sẽ cứu cấp đồ tồn :

1) Mở trí khôn cho dân (khai dân trí)
2) Nhức nhối khi dân (chấn dân khí)
3) Vun trồng nhân tài (thực nhân tài)

Đoạn cuối cùng thì kỳ vọng với các người đương lộ (làm quan) lấy

những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ (TP trang 34, 35).

Các quan đọc xong đều tuyệt khẩu

42

. Nhưng nhờ quyển sách ấy mà Sào

Nam kết giao được với Phan châu Trinh, Huỳnh thúc Kháng và Trần quí
Cáp.

Phan châu Trinh đọc sách ấy phê bình ra sao ? Ông cho « Sào Nam là

một người hào kiệt nóng lòng việc nước mà kiến thức thì chưa thoát khỏi
khuôn sáo cũ chút nào ».
Nhưng cũng nhờ « Dịp đó hai người gặp nhau,
nghị luận tuy có chỗ không hiệp nhau mà vẫn phục nhau, có cùng nhau bàn
việc phế khoa cử, lập hội thương, trường học, song cũng chưa làm. Tháng
chạp năm ấy (1904) ông Sào Nam vào Quảng Nam tới thăm tiên sinh tại nhà
rồi về đi Nhật Bản. Tiên sinh mới gặp ông Sào Nam, bác riết bài Lưu Cầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.