PHONG TRÀO DUY TÂN - Trang 76

cấp), người Quảng Nam còn chịu theo cả những tục lệ của họ : khắp Trung
Việt, không nơi nào trên bàn thờ ngày Tết có cái bánh tổ thì những bàn thờ ở
Quảng Nam đều có. Nếu không có, không thành Tết !

Nhưng nếu bị thương gia Trung Hoa róc thịt xương thì lại có hai mối

lợi rất lớn mà chắc người Trung Hoa không ngờ đã giúp cho dân tỉnh Quảng
Nam học hỏi nhiều để tự canh tân cải tiến và phát triển các ngành trồng trọt,
chăn nuôi, ươm tơ, dệt lụa, khai mỏ… Đất đai Quảng Nam được khai thác
đến tận núi rừng và những đại điền chủ có từ một đến vài nghìn mẫu ruộng
đã xuất hiện như Cai Nghi, Thất Sáu… Nhiều nhất là những tư sản nhỏ mỗi
ngày một xuất hiện khắp nơi. Miệt trong (Quảng Tín) thì các lâm sản mà
vườn quế là một mối lợi đáng kể. Trong Tự truyện, Huỳnh thúc Kháng viết :
« Năm 1903 Gia Nghiêm trồng vườn quế theo thời giá được ba bốn trăm
đồng đều bỏ ra sửa lại cảnh nhà cũ
». Năm 1903 mà có đến một lần những
ba bốn trăm đồng thì rõ là một cái vốn khá lớn. Không dám ví với người
Nam Kỳ, chứ so với các vùng khác, món tiền ấy thật đáng chú ý trong số
thâu của một chủ vườn. Thế mà gia đình Huỳnh thúc Kháng không phải
hạng giàu mà chỉ thường thường bậc trung. Đó cũng là nhờ sự giao thiệp
buôn bán với người Trung Hoa. Họ có những đoàn phu, do một đội trưởng
tự bầu ra, vượt núi băng ngàn để chuyên chở những tấn quế ấy xuống bến
đò, bày ra một lối hoạt động thương mãi náo nhiệt đến tận rừng xanh. Đó là
chưa kể các mỏ vàng, những suối đá vàng đã được Lê quí Đôn nhắc nhở
cũng là mối lợi cực kỳ quan trọng mà ai cũng muốn nhìn vào. Ở miệt ngoài
(Quảng Nam) thì các ngành, các nghề ươm dệt, mía đường cũng tạo ra một
cảnh sống rộn rịp, khác hẳn đời sống nông nghiệp thuần túy chỉ biết có cây
lúa, củ khoai. Các sông đào như sông Câu Nhí được khai thông khiến cho
ghe thuyền càng ngày càng tấp nập và những cuộc buôn bán bằng ghe bầu
vượt biển cả vào Nam, ra Bắc càng ngày càng mở mang để tranh thương với
Trung Hoa, ít nhất là trong nội địa và đã mang lại những kết quả lớn lao.

Đó là cái lợi thứ nhất. Có thể nói là thương gia Trung Hoa đã mang tới

cho tỉnh Quảng Nam một nhu cầu Duy Tân sau khi các dân Hòa Lan, Bồ đào
Nha, Anh, Pháp, Nhật, Tây ban Nha đã mở ra cho người Quảng Nam thấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.