PHONG TRÀO DUY TÂN - Trang 78

Hóa cho nên, từ mới thành lập về sau, Quảng Nam chỉ nhan nhản

những người quen cãi, quen chống đối. Đầu tiên, có lẽ chính những người
hay cãi, hay chống đối là bị… đày vào chốn biên thùy xa xôi, hẻo lánh ấy
đã, như nay công chức, quân nhân nào thiếu kỷ luật là đày đi nước độc hay
mặt trận cho biết mùi ! Một trong những nhân vật kiệt hiệt là Nguyễn văn
Lang, ông người Nghệ An, huyện Nghi Xuân, xã Tiên Bào, làm quan đến
Thừa Tướng Thượng Tể, chị làm cung phi đời vua Tương Dực (Hồng
Thuận) nhà Lê. Ông biết Mạc đăng Dung sắp cướp ngôi vua, nhân vua mời
vào Triều, ông không đi, lại dâng điều trần bình trị gồm 14 điểm, trong đó
có những điều triều thần cho là muốn « dạy vua » nên khuyên vua đừng
nghe : tự răn mình, sửa lỗi để tránh mọi tai hại cho dân, lánh xa thanh sắc để
chỉnh lòng người và can gián nhiều điểm khác về quân đội, hiệu lệnh… Lẽ
tất nhiên, ông biết mình không nên sống ở Bắc, phải xin vua cho di dân vào
Nam khai thác biên thùy. Ông lập xã Hương Ly ở Quảng Nam rồi ở luôn tại
đó.

57

Với những loại (thủy tổ) có thành tích cãi vua cỡ đó thì có lẽ trong bản

chất người Quảng Nam đã có máu cãi. Vị Tướng lừng lẫy của Tây Sơn là
Nguyễn văn Nhậm cũng người Quảng Nam (theo Hoa Bằng Hoàng thúc
Trâm) mà bị các tướng tá ghét, dẫn tới việc Nguyễn Huệ phải hạ sát cũng
một phần do tính hay cãi, tính chống đối, không tin có gì là tuyệt đối… kể cả
thần tượng Nguyễn Huệ. Người ta còn kể là khi Nguyễn Huệ giết Nguyễn
văn Nhậm, có bảo : « Ta giết ngươi vì ngươi giỏi hơn ta. » Nhưng đàn ông
hay cãi, hay chống đối còn dễ hiểu. Đến cả đàn bà cũng mang tính ấy một
cách rất tự nhiên. Trong văn học miềm Nam của Phạm việt Tuyền

58

có chép

lại cả đoạn về nữ sĩ hay cãi ấy như sau :

« Chiến cổ đường thi tập » của nữ sĩ Lam Anh và chồng bà là Nguyễn

dưỡng Hiệu. Nữ sĩ Lam Anh là người Quảng Nam, con ông Phạm hữu Kính
đã từng làm cai bạ ở Quảng Nam (khoảng 1751) về sau khi mất được tặng
Tán trị công thần, (…) Nàng, tiểu tự là Khuê, từ nhỏ đã nổi tiếng thông
minh, hay ngâm vịnh, tự đặt cho mình cái tên là
« ngâm si » tức là si thơ !
Nàng được cha yêu quí, đón một thầy đồ tên là Nguyễn dưỡng Hiệu về ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.