PHONG TRÀO DUY TÂN - Trang 79

trong nhà để dạy học thêm. Hiệu cũng có tiếng hay thơ, nguyên người Duy
Xuyên cũng thuộc tỉnh Quảng Nam, biệt hiệu Phục Am. Trong lúc cha phải
phụng mệnh đi tuần sát các hạt đến hai ba tháng thì cô cậu ở nhà từ xướng,
họa thơ văn đi đến chỗ vụng trộm ái tình ! Khi cha trở về, câu chuyện vỡ lở,
nàng suýt bị đưa đi dìm sông. Nhờ có bà con bạn hữu khuyên can, ông mới
tha thứ cho đôi trẻ và lại cho kết duyên với nhau. Sau khi Lam Anh được
Dưỡng Hiệu cưới về nhà chàng, trai tài gái sắc cùng nhau xướng họa thành
ra có tập thơ trên. Về tập thơ này, Đại Nam liệt truyện tiền biên, trong đoạn
nói về Phạm hữu Kính và con cháu, có ghi :
« Trong tập toàn là những câu
bắt bẻ cổ nhân ! Nhất là lời thơ Lam Anh thì lại nhiều câu cổ kính. Tỉ như
vịnh Khuất Nguyên có hai câu rằng : Cơ phẫn khi thành thiên khả vấn. Độc
tinh nhân khứ quốc cơ không
» (nghĩa là : khối hận kết riêng trời thử hỏi.
Một người tỉnh vắng, nước hầu quang). Hai câu này được đời truyền tụng
và cho là hay nhất ! »

Đàn bà mà còn chuyên bắt bẻ cổ nhân thì đàn ông chắc còn chuyên

hơn. Và đó là tiền bối giữa thế kỷ XVIII huống gì các thế kỷ sau ! Mà không
phải họ chống đối, cãi nhau một đời đâu. Tôi đã từng biết một gia đình cãi
nhau những ba đời. Đó là gia đình ông Phan Khôi. Cha ông Phan Khôi, một
bậc đại khoa (đậu phó bảng) tên là Phan Trân (con án sát Phan Nhu) – tôi
không rõ giữa ông Phan Nhu và ông Phan Trân có hay cãi nhau như thế nào
không – nhưng giữa ông Phan Trân và Phan Khôi, các cụ vẫn còn kể lại
những vụ cãi nhau rất kinh động. Rốt cuộc, cha thường vác roi đuổi con
chạy tơi bời. Điều ấy dễ hiểu : ông Phó Bảng Phan Trân bênh vực cổ nhân
như các bậc đại khoa thời ấy ; ông Phan Khôi chống lại vì ông đọc tân thư,
tin ở Dân Quyền. Mà tính ông Khôi, đã cãi thì hay cãi đã, quên hết người
đối thoại kể cả cha mình. Rồi khi ông Phan Khôi lớn lên, ông càng tin ở tân
học, ông cưới cả nàng Lô Gích già khọm ở Tây Phương làm vợ, ngày đêm
nỉ non ân ái, đến nỗi trên văn đàn có thành ngữ (hay tục ngữ)

59

« Lý luận

Phan Khôi ». Khi ông có con, con lớn lên, phần lớn lại say mê Mác xít. Mà
ông thì không tin chút nào ở Mát xít như từng chứng tỏ trong các cuộc bút
chiến với Hải Triều. Thế là cha con cứ cãi nhau. Không chỉ cãi ở Quảng
Nam. Ra đến Hà Nội sau 1954, họ càng cãi hăng hơn, đến nỗi, theo Trúc Sĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.