PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 11




Toan Ánh 11

bằng đầu, mà còn có thịt, lẫn với gia vị như hạt tiêu, cà cuống. Ngoài ra cũng có thứ
bánh chưng nhân đường.

Bánh chưng phải gói thật chặt để khi luộc những hạt nếp dính liền với nhau cho

bánh thật nền. Bánh phải luộc kỹ, luộc dối bánh sẽ bấy, các hạt gạo không dính vào
nhau, rời rạc như xôi.

Bánh chưng cũng là một thứ quà rẻ tiền, ăn chóng no lại no lâu, tuy nhiên vẫn đắt

hơn bánh đúc, cháo.

*Sự tích bánh chưng bánh giầy
Cùng với bánh giầy, bánh chưng có một sự tích mà ít ai không biết đến. Sự tích xin

kể lại như sau:

Vua Hùng Vương thứ VIII đông con, muốn lập một người làm thái tử để mai sau

truyền ngôi cho. Các con nhà vua đều hoạt bát thông minh như nhau, nhà vùa không
biết kén chọn ai.

Một hôm, cách Tết Nguyên Đán, hơn một tháng, ngài hội các con lại và bảo rằng:
- Từ nay đến Tết Nguyên Đán, trong các con, ai tìm được món ăn nào ngon nhất

dâng lên cho cha mẹ sẽ được lập làm Thái tử.

Lệnh vua cha ban ra, các vị hoàng tử chia nhau đi các nơi để tìm kiếm sơn hào hải

vị về dâng. Trong số các hoàng tử, có hoàng tử thứ tư không đi đâu cả, ở nhà hầu hạ
vua cha. Hoàng tử thấy các anh em mình đều đã đi cả, nếu mình lại đi nốt, biết lấy ai
hầu hạ cha mẹ già. Hoàng tử nghĩ chẳng thà không được làm thái tử, chứ không bỏ
cha mẹ không người "thần hôn" "định tỉnh", lòng hoàng tử không đành. Không rời cha
mẹ, nhưng hoàng tử cũng không dám trái lời vua cha, hoàng tử vẫn nghĩ tìm của ngon
vật lạ để dâng hiến vua cha và hoàng hậu khi kỳ hạn tới.

Lòng hiếu của hoàng tử đã động tới thần linh.
Một hôm, lúc đó gần đến kỳ hạn của vua cha, trong giấc mơ, hoàng tử thấy một

thần nhân tới mách:

- Của ngon vật là trong trời đất không gì bằng gạo của trời đất sinh ra. Con hãy lấy

gạo nếp thổi xôi rồi đem giã cho nền mà nặn thành một thứ bánh hình tròn gọi là bánh
giầy, hình tròn tượng trưng cho Trời, và con cũng lấy gạo nếp gói thành một thứ bánh
vuông, trong có nhân đậu và thịt, luộc chín thật kỹ, gọi là Bánh chưng, hình vuông
tượng trưng cho Đất. Hai thứ bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho Trời, Đất, con
dùng làm đồ lễ dâng vua cha để nhân dịp Nguyên Đán, vua cha làm lễ dâng Trời, Đất,
chắc hẳn vua cha sẽ hài lòng....

Kỳ hạn tới, các hoàng tử khác thi nhau dâng lên vua cha đủ thứ sơn hào hải vị, món

nào cũng ngon và cũng quý, riêng có hoàng tử thứ tư là dâng lên vua cha hai thứ bánh
chưng và bánh giầy.

Nhà vua dùng thử, lạ miệng thấy ngon. Hoàng tử trình bày rõ cả tên hai thứ bánh

tượng trưng cho Trời, Đất, nói lên lòng thành kính của con người đối với Đất, Trời.

Vua cha rất hài lòng, bảo hoàng hậu:
- Các sơn hào hải vị của các hoàng tử tuy ngon nhưng duy chỉ có một mình ta được

hưởng, còn hai thứ bánh chưng, bánh giầy này, làm bằng gạo của Trời, Đất sinh ra, ta
chỉ việc phổ biến cách làm là toàn dân ta đều được thưởng thức cái ngon có ý nghĩa
của bánh.

Hoàng hậu cũng đồng ý với nhà vua, công nhận bánh chưng bánh giầy ngon hơn

các sơn hào hải vị khác.

Thế là hoàng tử thứ tư được lập làm thái tử.
Tết năm đó, nhà vua dùng ngay bánh chưng bánh giầy làm đồ lễ cúng Trời Đất, và

cũng truyền dạy cho nhân dân cách làm bánh để dùng trong việc cúng lễ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.