PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 9




Toan Ánh 9


Ghế cơm nguội - Cũng có các bà nội trợ, khi nấu nồi cơm mới, lúc ghế cơm, đổ

luôn chỗ cơm nguội bữa trước vào ghế lẫn với cơm mới, gọi là ghế cơm nguội. Cơm
có ghế cơm nguội, ăn kém ngon hơn cơm nấu nguyên gạo mới.

Cơm búng - Các trẻ sơ sinh còn ẵm ngửa, sữa mẹ ăn không đủ, người mẹ phải cho

con ăn thêm cơm, nhưng đứa bé ăn làm sao được! Người mẹ phải bỏ cơm vào mồm
với chút muối nhai cho nát lẫn với nước miếng rồi bón dần cho đứa trẻ từng ít một.
Như vậy gọi là cho trẻ ăn cơm búng. Ngày nay mặc dầu có sữa bò để các bà mẹ sử
dụng nuôi con nhỏ, nhưng tại các vùng quê, người ta vẫn còn mớm cơm búng cho con.

Cơm nhót - "Cơm nhót" cũng là cơm cho trẻ nhỏ ăn, nhưng ở đây đứa trẻ đã hơi

lớn. Người mẹ đưa miếng cơm vào mồm nhai lẫn với một chút đồ ăn nhai nhon nhót
sơ qua rồi bỏ ra đút vào mồm đứa trẻ. Ở đây người mẹ chỉ làm công việc nhai cơm hộ
con, vì đứa trẻ chưa có răng để tự nhai cơm lấy.

Cơm nếp
Gạo tẻ dùng để nấu cơm tẻ, thức ăn thường ngày của người Việt Nam.
Gạo nếp dùng để nấu cơm nếp, chi dùng trong những trường hợp không thường

xuyên. Cơm nếp nấu toàn gạo, hoặc nấu lẫn với đậu xanh, đậu đen, lạc, củ từ, sắn,
khoai lang...

Cơm nếp nấu nguyên gạo ăn thường ngán, và nhất là nấu lại nát thì càng ngán hơn.

Ta đã có câu "Chán như cơm nếp nát". Chính để cho dễ ăn nên người ta mới nấu lẫn
với một thứ ngũ cốc hoặc nông sản khác.

Xôi
Xôi cũng làm bằng gạo nếp, nhưng cách nấu không giống như cơm nếp. Xôi phải

nấu cách thủy. Người ta gọi nấu xôi là đồ xôi. Muốn đồ xôi, người ta dùng chõ, một
thứ nồi mà đáy có những lỗ thông hơi. Gạo nếp sau khi vo, đãi được đổ vào chõ. Chõ
gạo này đặt lên một chiếc nồi, gọi là nồi đáy. Nồi đáy có đựng nước. Chỗ miệng nồi
đáy ôm lấy trôn chõ được gắn kín. Nồi đáy đặt trên bếp và đun lửa. Khi nước sôi
nóng, hơi nước ở dưới nồi đáy bốc lên chõ xôi làm chín gạo nếp đựng trong chõ thành
xôi.

Người ta đồ xôi trắng, nghĩa là xôi nấu toàn gạo nếp, hoặc xôi đậu, xôi lạc, xôi

gấc... Xôi ăn dẻo và ngon hơn cơm nếp. Xôi trắng ăn cũng ngon hơn cơm nếp trắng.

Xôi thường dùng trong việc cúng bái, và thường được đóng thành oản.
Oản - Đây là xôi lèn vào những chiếc khuôn cho chặt rồi đổ ra. Người ta cắt những

khoanh lá mít để dán vào đít oản. Mé trên oản để trống hoặc có khi người ta dán vào
những miếng giấy trổ hoa, nhất là giấy tráng kim.

Các thứ bánh trái
Từ trên, nói đến gạo, mới chỉ đề cập đến cơm và xôi do gạo nguyên chất tạo nên.

Nhưng ngoài cơm và xôi, như trên đã nói, gạo còn dùng để làm các thứ bánh trái,hoặc
để nấu cháo.

Gạo tẻ dùng làm các thư bánh như bánh tẻ, bánh bèo, bánh cuốn, bánh giò, bún.,,;

gạo nếp dùng để làm các thứ bánh nếp như bánh chưng, bánh rợm, bánh giầy, bánh
cốm...

Gạo dùng để làm bánh hoặc để nguyên hạt hoặc xay thành bột.
Trong các thứ bánh thông dụng trong lớp bình dân phải nói tới bánh đúc.
*Bánh đúc
Nấu bằng gạo tẻ thường xay thành bột, nhưng cũng có khi để nguyên hạt. Muốn

nấu bánh đúc, gọi là quấy bánh đúc , người ta hòa lẫn bột với nước và một ít vôi, đổ
vào nồi đặt lên bếp đun, vừa đun vừa dùng đũa cả quấy cho tới khi bột chín, tức là đã
có nồi bánh đúc. Người ta có thể cho thêm mỡ và nồi bánh đúc cùng với nắm muối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.