Toan Ánh 17
Về ốc, hến, trai, don, người ta cũng ăn tươi, thườn g là luộc và nấu canh. Dân quên
hay ăn cháo ốc, cháo trai, cháo hến. Sò thường ăn nướng và luộc.
Người ta cũng làm mắm trai và mắm hến.
*
* *
Cũng như gạo, cá và các thủy sản đồng loại, hàng ngày đều được dân Việt Nam ta
dùng tới. Có người, ở những vùng quê nghèo, quan năm chỉ ăn vài bữa thịt, nhưng
không ngày nào không ăn cá, ăn tươi, ăn khô hoặc ăn qua nước mắm, mắm tôm và cua
muối. Bữa cơm không có chất cả, không có nước mắm, sẽ không thành bữa cơm Việt
Nam
Những thức ăn phụ
Gạo và cá là hai thức ăn chính của dân ta, nhưng ngoài hai thức ăn chính đó, ta còn
ăn nhiều thức ăn khác, thực vật có, động vật có mà khoáng vật cũng có.
Thực vật
Về thực vật, ta phải kể đến các loại hoa mầu phụ của nhà nông: Ngô, khoai, đậu,
sắn (khoai mì), kê, ...., và các loại rau cỏ và trái cây.
* Hoa mầu phụ
Những loại hoa màu phụ, hoặc được ăn nguyên chất, hoặc nấu nướng lẫn với các
thức ăn khác.
Ăn nguyên chất, các hoa màu phụ này thường ăn luộc: Ngô, khoai lang, khoai sọ,
sắn, lạc (đậu phụng)..., ăn nướng hoặc rang: Ngô, lạc, khoai lang hoặc xay thành bột
làm bánh: bột ngô, bột khoai lang, bột sắn....
Ăn nguyên chất, người ta ăn thay cơm. Những năm mất mùa đói kém, ăn ngô,
khoai, sắn, thay cơm là chuyện rất thường. Giá các hoa màu phụ thường rẻ hơn giá
gạo.
Trước đây, những gia đình nghèo thường người ta ăn cơm độn, nghĩa là nấu cơm
với một thứ hoa màu phụ: Cơm ngô, cơm khoai lang, cơm khoai sọ, cơm sắm... Có
nhiều vùng kém phì nhiêu, nhất là ở miền Bắc và phía Bắc miền Trung, dân quê toàn
vùng, trừ một vài gia đình giàu có, một năm có đến sáu bảy tháng phải ăn độn, chỉ
được ăn cơm nguyên vào vụ gặt, đấy là không kể có những gia đình có những thời
gian trong năm chỉ ăn toàn ngô, khoai hoặc sắn.
Người ta cũng nấu cơm đậu, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, nhưng thường thì giá
đậu đắt hơn gạo, nên cơm đậu chỉ nấu để ăn chơi.
Vừng (mè), kê, lạc, đậu, v.v.... thường được nấu lẫn với gạo nếp thành xôi, và các
thứ xôi như vậy ăn ngon hơn xôi trắng. Đôi khi nấu xôi với các nông phẩm phụ này
người ta cho thêm đường, nhất là khi nấu xôi vừng, xôi dừa và xôi gấc. Đường làm nổi
vị ngon của xôi, khiến xôi ngoài cái thơm của gạo nếp, cái bùi của các chất độn, lại
thêm cái ngọt của đường.
Người ta dùng bột các thứ nông phẩm này để làm bánh, nguyên chất hoặc pha lẫn
với một thứ khác: Bột ngô quấy bánh đúc ngô, bột khoai làm bánh khoai, bột sắn làm
bánh sắn. Có khi thay vì dùng bột làm bánh, người ta lại dùng ngô chỉ giã sơ, khoai và
sắn xắt ra từng miếng, nhưng vậy lúc làm bánh có pha thêm bột gạo.
Cũng có thứ bánh khi làm cần phải pha thêm đường như bánh sắn, bánh đậu xanh,
bánh hoàng thanh v.v....
* Rau
Cũng là thực vật, các thứ rau chỉ dùng làm thức ăn, ăn lẫn với cơm, chứ không thể
ăn thay cơm như các hoa màu phụ nói trên.