Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
vàng hoặc bằng bạc. Theo mốt hiện tại, những mắt xích của chiếc lắc đánh càng to,
càng dày, càng đẹp.
Vòng không những đeo ở tay, phụ nữ còn đeo cả còng cổ, gọi là kiềng, bằng vàng
hoặc bằng bạc, trơn hoặc có chạm.
Các cô gái mới lớn đang tuổi dậy thì, mặc áo trắng dài, đeo chiếc kiềng vàng trong
thật nổi.
Các bà các cô, thường cùng đeo dây chuyền vàng hay bạc ở cổ với một quả tim
bằng vàng hoặc bằng ngọc thạch xanh gắn vàng. Có cả dây chuyền bằng bạch kim.
Cũng có khi dây chuyền được đeo cùng với một tượng Phật, một chữ Vạn, một Thập
tự giá tùy theo tôn giáo của từng người.
Ngoài kiềng và dây chuyền, các bà còn đeo những chuỗi hạt trai, hạt huyền, hạt
ngọc ở cổ. Trên thị trường ngày nay có bán những chuỗi hạt bằng chất hoá học đủ các
màu, các hình và các kiểu.
Ở miền Bắc xưa các thôn nữ ăn vận áo thắt vạt, năm thân hoặc tứ thân còn có đeo
chùm xà tích ở dây lưng.
Chùm xà tích này thường bằng bạc, dài ngắn tùy người, và mỗi chùm có bốn năm
dây, mỗi dây mang một thứ: chìa khóa, ống vôi, díp (nhíp) bạc v.v... ống vôi bạc được
đánh theo hình quả đào có chạm trổ.
Chùm xà tích được coi là sang trọng, và các cô gái quê miền Bắc ai cũng muốn có
để đeo trong những dịp đình đám hội hè.
Phụ nữ Việt nam cũng như đàn ông không đeo đồ trang sức ở chân. Nếu đôi khi ta
bắt gặp một người đàn ông hoặc đàn bà đeo vòng bạc, xích bạc ở chân, đấy không
phải vì lý do trang sức mà chính là sự mê tín. Tục ta tin rằng những người đó hoặc là
con cầu tự, hoặc "con thần thánh", muốn giữ lại ở cõi trần phải dùng xích. Chiếc vòng
hoặc chiếc xích đeo ở chân tượng trưng cho sự cùm xích người kia ở lại cõi trần.
Thường một người khi đã thành niên thì tự động bỏ vòng hoặc xích ở chân đi.
Đồ trang sức trẻ em
Trẻ em nhiều đồ trang sức hơn người lớn, kể cả đàn bà.
Tai các em cũng đeo vòng, đeo khuyên, cổ các em cũng vậy.
Có điều khác là ở chiếc vòng cổ, thường có đeo thêm chiếc khánh với ba chiếc
nhạc. Mỗi khi em nhỏ cử động ba chiếc nhạc lại kêu "loong coong".
Con nhà giàu có vòng vàng, khuyên vàng, nhưng thường chỉ đeo trong những dịp
tết nhất hội hè, còn thường ngày, bố mẹ chỉ đeo đồ bạc để tránh mọi sự bất trắc.
Tay các em cũng đeo vòng bạc. Mỗi chiếc vòng cũng kèm chiếc nhạc, hoặc thay vì
chiếc nhạc là một quả bầu bằng bạc để các em khi còn nhỏ đưa lên mồm ngậm. Cũng
có gia đình đeo vào chiếc vòng tay một chiếc vuốt cọp, cái lông voi hay chiếc lưỡi tầm
sét mà họ tin rằng "kỵ" được tà ma cùng gió máy.
Chân các em cũng đeo vòng như ở tay, và cũng có đeo thêm nhạc như ở tay.
Về chiếc khánh đeo vào chiếc vòng ở cổ, xưa thường có khắc bốn chữ Tràng sinh
bản mệnh, ý muốn cầu mong cho con trẻ được sống lâu. Có khi thay vì chiếc khánh là
một đồng tiền vàng hoặc đồng tiền bạc cũng khắc bốn chữ trên, hay một miếng ngọc
thạch.
*
* *
Đại khái tất cả những đồ trang sức của ta chỉ có thế, nhưng thật ra không phải ai
cũng có tiền bạc hoặc có thì giờ dể đủ lo trau dồi vẻ đẹp cho mình.
Người nông dân Việt Nam thường lo làm ăn, nghĩ đến gia đình hơn nghĩ đến bản