PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 52




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

thì xén bớt, rồi tết tóc hoặc dùng cặp tóc cài lại. Còn con trai thì tóc được húi từ nhỏ
theo lối mới.

* Tóc đàn ông
Xưa, đàn ông, tóc dài búi thành một búi tóc tròn trên đầu, khăn chít bên ngoài. Búi

tóc phải to mới được coi là đẹp. Búi tóc để ở sau đầu; thường có khăn đỡ lấy búi tóc
nhưng cũng có khi tóc để trần.

Gần đây, ngoại trừ một số các cụ già nhiều tuổi vùng quê, đàn ông đều cắt ngắn tóc

theo kiểu Tây Phương.

* Tóc đàn bà
Đàn bà cũng búi tóc như đàn ông, nhất là ở miền Trung và miền Nam. Miền Bắc đa

số dùng vấn đầu, khăn vuông, vì nơi đây xứ lạnh. Tóc đàn bà càng dài càng mượt càng
xinh được gọi là tóc mây. Có người tóc dài chấm đất. Khi vấn đầu, có tóc dài khỏi vấn
đầu mới đẹp, và chỗ tóc này gọi là đuôi gà. Những người ít tóc phải dùng tóc độn.

Ngày nay, có người quấn tóc trần dùng lược để cài, và phụ nữ các đô thị lại đua

nhau cắt tóc ngắn kiểu Âu-tây, hoặc để tóc hơi dài rồi uốn xoăn làn sóng.

*

* *

Đấy là nói về tóc những người thường. Các tu sĩ Phật giáo không để tóc, nam tu sĩ

cũng như nữ tu sĩ đều cạo trọc đầu.

Nhuộm răng

Ca dao có câu:

"Răng đen ai nhuộm cho mình

Để duyên mình thắm để tình ta say!"

Lại có câu:

"Môi son lại điểm má hồng

Hàm răng đen nhức ai lòng chẳng say!"

Hai câu ca dao trên chứng tỏ xưa hàm răng đen là qúy và hàm răng càng đen nhức

lại càng đẹp hơn. Và hàm răng cũng dự phần vào việc trang sức của con người.

Trong "Cung Oán Ngâm Khúc"của Ôn Như Hầu có câu:

"Trắng răng đến thủa bạc đầu

Tử sinh kinh cụ làm nau mấy lần"."

Qua câu thơ này ta thấy rằng, lúc trẻ thì răng trắng và lớn lên về già, răng không

còn trắng nên nói tới tuổi già, Ôn Như Hầu chỉ nói tới bạc đầu. Về tục nhuộm răng,
Đào Duy Anh trong Việt Nam Văn Hoá Sử Cương viết:

"Nhiều người ngoại quốc cho rằng người Việt Nam vì ăn trầu cho nên răng đen.

Thực ra tục ăn trầu và tục nhuộm răng không có quan hệ với nhau, duy hai tục ấy đều
khiến cho hàm răng vững chắc".

Nhuộn răng là một cổ tục của ta, thiều nhiều sách sử thì có từ đời Văn Lang, cũng

như tục ăn trầu. Thực ra hai tục này không phải riêng của dân tộc Việt nam, mà đây là
những tục chung của nhiều dân chúng Á châu. Người Cao Miên, người Ấn Độ, người
Mã Lai, đều có ăn trầu. Xưa, người Nhật Bản, người Mã Lai, và một số ít giống người
ở các đảo Indonesia cũng có tục nhuộm răng.

Theo tục Việt nam ta, răng chỉ bắt đầu nhuộm khi đã thay xong lượt răng sữa, và đã

có một số răng hàm.

Nhuộm răng chia làm hai lớp, lớp đầu nhuộmm cho răng có màu đỏ, sau đó mới

nhuộmm màu đen lên màu đỏ.

Muốm nhuộm răng màu đỏ, phải dùng cánh kiến tán nhỏ. Vắt chanh vào bột cánh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.