PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 53




Toan Ánh 53

kiến này rồi để kín trong bảy ngày cho chất chua chanh ăn vào bột cánh kiến.

Dùng bột cánh kiến pha chanh này phết vào những mảnh lá dừa hoặc lá cau, bản to

bằng chiều cao chiếc răng, rồi lúc đi ngủ ấp vào hai hàm răng. Màu cánh kiến qua đêm
sẽ ăn dần vào men răng, và răng lúc ấy cũng đỏ lờ lờ, qua độ bảy đêm, răng sẽ nhuộm
một màu đỏ già cánh dán.

Màu đỏ như vậy kể là đã nhuộm xong. Bây giờ phải bước sang lớp thứ hai nhuộm

răng màu đen.

Thuốc nhuộm răng đen vẫn dùng cánh kiến, nhưng lần này bột cánh kiến không

hoà lẫn với chanh, lại hoà lẫn với lá phèn đen. Hai thứ nghiền lẫn để luyện với nhau,
rồi cũng phết vào lá cau hoặc lá dừa rồi ấp lên hàm răng. Chỉ cần nhuộm đen hai đêm
là răng đen nhánh.

Bấy giờ, muốn để màu đen đó khỏi lạt đi, khỏi phai đi, phải chiết răng.
Chiết răng nghĩa là làm cho răng giữ mãi được màu đen. Người nhuộm răng sẽ

ngậm những ngụm nước dưa chua, nước dua chua có tính chất giữ màu cho răng.
Ngâm và súc miệng nhiều lần bằng nước dưa chua, màu đen sẽ ăn liền vào răng và
hàm răng đen bóng.

Cũng có người không dùng nước dưa chua, mà lại chiết răng bằng nhựa sọ dừa.

Lấy một cái sọ dừa để lên con dao mà đốt cho chảy nhựa ra, lấy nhựa đó phết vào
răng, răng sẽ không phai màu nữa. Cách này ít làm.

Trong những năm tiền Đệ nhị thế chiến, trên thị trường có xuất hiện những thuốc

nhuộm răng hoá học, nhuộm thằng từ răng trắng qua răng đen không qua màu đỏ.

Thuốc nhuộm răng, dù cổ truyền hay là thuốc hóa học đều là những chất nồng và

cay, thường làm cho môi, lưỡi và lợi người nhuộm răng sưng lên, khiến trong thời kỳ
nhuộm răng, ăn cơm không dám nhai và chỉ nuốt chửng. Bởi vậy trong khi nhuộm
răng người ta thường ăn những đồ mềm, dễ nuốt như cháo, bánh đúc v.v.... để khỏi
phải nhai, vì nhai trước hết đau lợi, đau môi, thứ nữa sợ phai thuốc.

Sau khi đã "chiết răng" rồi, màu răng không phai được nữa, người ta mới lại ăn

uống và nhai như thường.

Răng nhuộn đen với thời gian có thể trở nên nhạt màu, biến thành "răng cải mả",

nghĩa là thứ răng loang lổ, nên người ta cần nhuộm lại.

Đàn ông chỉ nhuộm độ hai lần, cách nhau vài năm thì thôi, răng sẽ đen cho đến già,

hoặc có hơi nhạt màu cũng không sao, những chỗ nhạt màu đó, thường người ta ăn
trầu nên cũng không rõ rệt bao nhiêu, duy đàn bà họ thường mỗi năm nhuộm răng lại
một lần. Hàm răng đen lánh của một thiếu nữ là hàm răng đẹp. Các bà đã ngoài ba
chục tuổi cũng ít khi nhuộm răng lại.


Kể từ năm 1945 tới nay, tục nhuộm răng hầu như mất dần. Người ta chỉ gặp những

người răng đen cỡ tuổi đã rất cao.

Có người đã nhuộm răng đen rồi lại đem đánh trắng đi cho hợp với cuộc sinh hoạt

mới.

Ngày xưa, răng trắng bị coi là "bất chính". Răng trắng bị chê là "răng lợn luộc" .

Những thành ngữ "răng trắng như răng chó", "răng trắng như răng ngô" thường được
dùng để chê bai những kẻ để răng trắng nhỡn như hạt bàu.

Răng đen cũng là một yếu tố nhan sắc phụ nữ. 'Răng đen hạt huyền", "răng đen

lánh như hạt na già", "răng đen nhức", đó là những thành ngữ để khen những hàm
răng đẹp.

Thời thế đổi thay, cái đẹp ngày xưa không còn là cái đẹp của ngày nay nữa, và các

cô kén chồng ngày nay cũng không còn nói:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.