Toan Ánh 55
Việc đầu tiên là cùng nhau ăn cho xong bữa cơm, rồi còn thu dọn mâm bàn, rửa
bát, rửa đũa. Nhiều gia đình có những ông bà già, chưa dậy sớm, không cùng ăn cơm
với thì các cô con gái, các cô nàng dâu lại phải dọn riêng để phần một mâm cơm cho
các cụ dù mâm cơm thanh đạm cũng phải gọn ghẽ sạch sẽ.
Cất dọn mâm chén, rửa ráy bát đuã xong để lo ngay tới bữa cám lợn (cám heo).
Những gia đình canh nông, thường trong nhà nuôi thêm đàn gà, đàn lợn để lấy lợi
tức chi dùng vào những giỗ tết, sửa chữa cửa nhà, đóng sưu thuế, bởi vậy các cô gái,
các nàng dâu không thể không lưu tâm tới nồi cám lợn được.
Thực ra thì nồi cám lợn từ tối hôm trước đã vẫn vần ở trong bếp. Giờ đây chỉ việc
múc đổ ra chậu, ra lon cho lợn ăn. Công việc không khó khăn gì, nhưng lúc cho lợn ăn
cũng phải đổ từ từ để chúng ăn, kẻo đổ quá đầy chúng sốc mõm lại tranh nhau ăn, cám
sẽ rớt ra ngoài.
Trong lúc cho lợn ăn, thì một ấm nước đã được đặt trên bếp, để lát nữa các cụ già
dậy có nước pha trà.
Tưởng cũng nên nhắc qua là cùng với bữa cơm sớm, một ấm nước vối, một ấm
nước chè tươi, hoặc một ấm nước lá đùm đụp đã được nấu sẵn để người đi làm đồng
có nước dùng và có nước để mỗi bọn mang theo một ấm sành đầy.
Cùng với công việc cho lợn ăn, lại còn công việc cho gà vịt ăn nữa. Nếu nhà có đôi
ba người thì chia nhau người việc nọ, kẻ việc kia, còn nhà nào ít người thì tất cả mọi
công việc đều dồn vào tay bà nội trợ hoặc cô con gái lớn hay nàng dâu trưởng.
Công việc nhiều tất bật, nhưng các bà các cô bao giờ cũng làm cho xong, cho trọn,
và không bao giờ các bà các cô phàn nàn.
Bận công kia việc nọ như vậy nhưng các cô cũng không quên nghĩ đến lũ trẻ nhỏ,
chúng chưa làm gì được, mới biết ăn và quấy, hoặc lớn hơn một chút mới biết cắp
sách đi học.
Phải cho chúng dậy, lo cho chúng ăn; đối với những đứa trẻ nhỏ quá lại phải bón
cơm búng cơm nhót cho chúng; đối với những đứa đi học lại phải nhìn qua sách vở,
quần áo chúng.
Những gia đình nông dân công việc như vậy, những gia đình buôn thúng bán bưng
hoặc thợ thuyền vùng quê cũng không khác bao nhiêu.
Những người buôn thúng bán bưng cũng như những thợ thuyền ở đồng quê không
nhiều, mỗi làng dăm ba người, đầu làng một lò thợ rèn, cuối thôn một hàng thợ may,
gần chợ một tiệm thợ bạc, v, v....
Trong những gia đình này, với nếp sống đồng quê, mọi người cũng đều dậy từ lúc
tinh mơ, ngoại trừ các cụ già và trẻ em, trời nóng cũng như trời rét.
Các bà các cô buôn thúng bán bưng, thường phần nhiều việc buôn bán này do phụ
nữ, nhìn lại gánh hàng đã thu xếp tối hôm trước, rồi đích thân đi thổi cơm, lo buổi
sáng cho cả nhà. Xong đâu đấy mới vội vã đi chợ. Có người cũng phải lo cả công việc
lợn, gà cho xong. Đi chợ các bà các cô mang theo nắm cơm với tí mắm, tí cà để ăn
bữa trưa, như vậy đỡ phải ăn quà. Các bà các cô tằn tiện lắm, ngay đến miếng trầu ăn
cũng chỉ ăn những chũm cau, còn cau ngon để dành phần chồng, cha mẹ chồng.
"Bán hàng ăn những chũm cau
Chồng con có biết cơ màu này không?"
Các bà các cô đi chợ, còn công việc ở nhà thì sao? Xin thưa hoặc bố mẹ già, hoặc
chồng con, hoặc đàn em nhỏ, lo được đến đâu thì lo; nếu không, chiều về các bà các
cô sẽ lo nốt.
Trong những gia đình thợ thuyền cũng không có gì khác bao nhiêu. Từ sớm tnh
mơ, mọi người thức dậy. Ông thợ rèn, thợ bạc đi lo cái bễ của mình, đàn bà, trẻ con