PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 57




Toan Ánh 57

quần, cái tinh thần tương trợ, cái tình đoàn kết của những người cùng làng, cùng xã,
cùng thôn, cùng xóm.

Tôi xin trở lại công việc của những bà nội trợ, của cô nàng dâu hoặc cô con gái.
Gánh được vài gánh nước về, mặt trời đã cao cao.
Lũ trẻ con đi học đã về; với nắng lên, bà nội trợ hoặc cô con gái đã cảm thấy trong

người hơi mỏi mỏi. Các bà các cô muốn nghỉ ngơi, vươn vai một chút cho đỡ mệt,
nhưng kia nồi cám lợn chưa ai vần, thế là bà hoặc cô lại vội vàng lo đến món ăn của
lợn. Và lúc này đàn vịt ăn buổi sáng nghe chừng đã đói hay sao? Chúng kêu ầm ĩ
ngoài vườn, có mấy con gà tinh ranh đã nhảy lên sào trong sân bới tung đống bèo cho
lợn đang băm dở. Thế là hoặc người này, hoặc người khác nếu có người, có thể là mẹ
chồng già giúp con dâu việc này, bằng không lại chính đương sự phải đi lấy cám hoà
vội vàng với nước gạo cho gà, cho vịt ăn để chúng khỏi kêu.

Chà! Bộn quá! Chưa chi đã phải lo đến bữa cơm trưa. Không thể để cho thợ thuyền

ngoài đồng chờ ngóng được. Có ăn mới có sức làm việc chớ.

Thế là nàng dâu hoặc cô gái lại làm ù mọi công việc khác để kịp thổi bữa cơm trưa.
Ở tỉnh thì lúc nào cũng vào khoảng mười một giờ. Ở nhà quê, ít gia đình có đồng

hồ, mà dù có đồng hồ người ta cũng ít ai nhìn tới. Người ta chỉ căn cứ vào bóng mặt
trời, hoặc gặp những ngày u ám không có mặt trời, người ta chỉ căn cứ vào những
công việc mà lo liệu thời giờ.

Trẻ con đi học về, tiếng còi xa xa của xe hoả, v.v... tất cả những cái đó đều có thể

chỉ giờ cho dân quê được.

Bữa cơm trưa hơi mất công hơn bữa sáng, vì ngoài nồi cơm ít ra cũng có chút thức

ăn gì: Vài mớ rau muống, với vài cây rau cải luộc hoặc sang hơn thì nấu canh với tôm,
với cá, một nồi cà bung, và cũng có khi có đĩa cá rán, hoặc nồi cá kho. Thường chỉ có
một món, có rau thì không có cá, còn lẽ tất nhiên bữa cơm còn có dưa hoặc cà, hoặc
đĩa mắm, v.v.... Chén nước mắm cố hữu có vắt chanh, dầm ớt bao giờ cũng có ở giữa
mâm cơm.

Cơm thổi xong, dọn cho những người ở nhà ăn, bữa này có các cụ già, trẻ con và

tất cả ai ở nhà đều ngồi quây quần chung quanh mâm cơm. Cả nhà đều ăn, duy riêng
có bà nội trợ, cô con gái hoặc nàng dâu vẫn chưa ăn. Bà hoặc cô còn bận mang cơm
cho thợ ngoài đồng kẻo cơm nguội. Trong lúc người nhà ăn cơm, bà hoặc cô chạy
quàng mang cơm ra đồng cho người nhà cùng thợ bạn. Cơm để lại, bà hoặc cô lại chạy
vội về nhà.

Về đến nhà, người nhà ăn vừa xong, bà hoặc cô ngồi xuống mâm cơm và bắt đầu

ăn, ăn xong dọn dẹp và rửa mâm bát là vừa hết buổi sáng.

Đây là công việc của gia đình nhà nông, công việc tại gia đình các thợ thuyền hoặc

những người buôn thúng bán bưng cũng không khác là mấy. Cũng là những công việc
dọn dẹp trong nhà, lo cơm nước và lo lợn, gà. Nếu có thay đổi chỉ ở chỗ không phải
mang cơm ra đồng, nhưng cũng có nhà, mẹ đi bán chợ làng thì phải mang cơm cho
mẹ, hoặc phải ra trông hàng thay mẹ để mẹ về ăn cơm.

Đến đây có người sẽ đặt câu hỏi: Trong lúc làm cơm có thức ăn, rau, cà, tỏi, cá,

v.v... ai đã đi mua những thức này, hoặc đã đi mua vào lúc nào?

Xin thưa: Những gia đình có vài ba người thì có người đi mua rau, hoặc giả ra hái

ngay ở ngoài vườn hoặc dưới ao trước cửa nhà. Tôm cá có thể mua ở chợ, có thể là
tôm cá người cha đã đặt lờ bắt được ở bờ ao, bờ ruộng nhà... Người nội trợ đảm
thường bíết tính trước lo sau, bởi vậy có thể chính tay bà đã mua thức ăn nhân lúc đi
gánh nước, hoặc lúc đi vớt bèo cho lợn, đã tiện thể mua ngay mấy mớ rau muống của
một bà đang hái rau gần đó, hoặc mua mấy xóc cua hay mớ tôm, mớ cá của một người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.