PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 58




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

đang bán ngoài chợ đi qua.

Người nội trợ đã lo toan mọi việc trước, càng bận rộn bao nhiêu càng xếp đặt công

việc của mình chừng đó. Và các nàng dâu, các cô gái, cô nào cũng phải tập làm tập ăn,
học lấy sự chăm chỉ chịu khó và biết lo toan của các bà mẹ.

*Công việc buổi trưa

Bữa cơm xong thì đã quá ngọ, mặt trời hơi chênh chếch về Tây. Lúc này ở ngoài

đồng mọi người đều nghỉ ngơi, và ở trong nhà cũng là sự tạm nghỉ của mọi người. Cụ
ông có lẽ đang nằm đọc sách, cụ bà đang ru cháu ngủ, lũ trẻ con có đứa đi ngủ, có đứa
xem lại bài học, có đứa rúc vào một chỗ với vài đứa khác nghịch những trò chơi của
chúng.

Bà nội trợ, gọi là tạm nghỉ, nhưng bà chỉ ngồi một chỗ cho đỡ mệt, chứ thực ra bà

vẫn làm những việc cũng như nàng dâu hoặc cô con gái. Có thể bà vá những quần áo
rách của các con, có thể bà chẻ mớ rau để sửa soạn sẵn cho bữa chiều, có thể bà thái
mớ dưa... Nàng dâu và cô con gái cũng tùy việc chia nhau, hoặc đem mớ gạo ra nhặt
thóc, nhặt sạn, hoặc tuy ngồi trong nhà, nhưng thỉnh thoảng ra xóc lại mẹt đỗ, thúng
ngôi phơi ở ngoài sân. Có người khéo chân, khéo tay thì buộc lại cho chặt chiếc chổi
sể... Hay đôi khi, đứa em, đứa cháu nhỏ quấy bà quá nhiều, các cô lại dỗ cháu, ru cháu
ngủ cho bà. Gặp ngày trời nóng mùa hè, cô con gái quạt cho bố ngủ, hoặc cô nàng dâu
quạt cho mẹ chồng ngủ. Nếu gặp ngày ít việc, có thể các cô vạch đầu nhau ra bắt chấy,
hoặc cởi chiếc áo ra bắt rận.

Tóm lại, buổi trưa là lúc tạm nghỉ của mỗi người, nhưng thực ra người dân quê

tham công tiếc việc, quen tính chịu khó, vẫn không nghỉ tay và luôn có công việc để
làm.

Thời giờ nghỉ ngơi buổi trưa thực cũng không lâu, nhiều lắm là hết giờ ngọ, hết

nắng gắt mọi là mọi người lại bắt đầu làm công việc trở lại, ở nhà cũng như ở ngoài
đồng.

Riêng các bà các cô buôn thúng bán bưng, buổi trưa cũng vẫn ngồi bán hàng, lúc

này tuy khách hàng mua bán ít, nhưng biết bỏ cửa hàng cho ai mà nghỉ ngơi.

*Công việc buổi chiều

Sau lúc nghỉ ngơi buổi trưa. mọi người lo tới công việc buổi chiều.
Ở ngoài đồng, công việc nhà nông nhộn nhịp trở lại; các thợ thuyền lại ai việc nấy,

người thợ rèn ở bên chiếc bễ, người thợ may bên bàn may.... có thể nói được rằng
trong lúc buổi trưa, ngoại trừ lúc ăn cơm, những người này cũng chẳng nghỉ ngơi gì.
Những người thợ vẫn lai rai làm việc một cách uể oải, cho đến lúc hết nắng gắt, tinh
thần họ phấn chấn trở lại; công việc tại lò rèn, hiệu may cũng như tại các cửa hàng thợ
thuyền khác, lại hoạt động nhưu buổi sáng.

Và ở ngoài chợ, các bà các cô buôn thúng bán bưng cũng cố bán nốt chỗ hàng để

còn sửa soạn ra về. Có nhiều chợ quê chỉ họp có lúc sáng, trong trường hợp này, các
người bán hàng lúc trưa đến là đã lo dọn hàng về, ngoài trừ một vài ngôi hàng cố định
bán cả ngày như các hàng tạp hoá, hàng đồ khô lặt vặt.

Ở trong nhà, bà nội trợ, tuy không ngủ, cũng như choàng tỉnh giấc, bà vội vàng lo

tới nồi cám lợn: Bèo đã làm rồi, có nhà không dùng bèo thì dùng rau muống già, rau
lang, thân cây chuối, v.v... cũng đều đã băm nhỏ buổi sáng, cần phải đem hầm để bữa
chiều cho lợn ăn. Nồi cám lợn được bắc lên bếp, nước đổ vào, một ít cám đổ vào, bao
nhiêu khoai ngôi, bữa ăn còn thừa đều đổ vào hết, cả nước vo gạo được chắt gạn cũng
đổ cả vào. Nếu nhà đun củi, thì chất củi cho đầy bếp, nhóm cho cháy lên, rồi để đấy,
để còn phải lo công việc khác. Nếu nhà đun rơm hoặc đun cỏ, một trẻ nhỏ buổi chiều
nghỉ học sẽ được phái đun sôi nồi cám lợn, nếu không, chính bà nội trợ hoặc cô gái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.