PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 60




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam


Tôi quên không nói là trước bữa cơm, các bà các cô còn phải nghĩ tới việc tắm rửa

cho lũ trẻ con và giục lũ trẻ lớn đi tắm rửa lấy.

Bữa cơm chiều xong, công việc buổi chiều coi như cũng xong với việc rửa mâm bát

sau bữa cơm.

*Công việc buổi tối

Công việc buổi chiều tuy hết, nhưng công việc buổi tối bắt đầu, và công việc buổi

tối mới là công việc nặng nhọc.

Cơm nước vừa xong, cô gái đã lo đến thúng gạo xem còn đủ ăn được mấy ngày.

Gạo hết phải xúc thúng thóc ra xay. Ở nhà quê, ăn tới đâu làm gạo tới đó, làm gạo vừa
lấy gạo ăn, vừa lấy cám nuôi lợn, nuôi gà, lấy trấu vừa để đun, vừa để ủ phân ngoài
ruộng.

Thóc lấy ra bao nhiêu, người nội trợ phải biết, mấy thúng, mấy gánh, và số thóc đó

thành gạo bao nhiêu, người nội trợ thường cũng ước lượng không bao giờ sai. Thóc
lấy từ trong cót ra được mang ra chái nhà bếp hoặc nhà ngang là nơi có đặt cối xay,
cối giã của mỗi gia đình nông dân.

Xay lúa là công việc nặng nhọc, không phải một người mà xay được dễ dàng. Hai

chị em xúm vào chiếc tay cối, xay cho xong cối thóc, khi xay nhiều phải mất cả buổi
tối.

Vừa xay thóc, để cho đỡ mệt, các bà, các cô thỉnh thoảng hát một vài câu dân ca.

Cối xay kéo ù ù, một vòng lại một vòng, thóc xay rồi rớt xuống một chiếc nia. Thóc
trên cối hết, một người đứng lên đổ thóc vào trong khi người khác vẫn tiếp tục xay.
Người đổ thóc vào cũng khéo và người xay cũng xay chầm chậm hơn để thóc khỏi bắn
ra ngoài.

Chị em xay thóc dưới một ngọn đèn dầu lù mù, nhưng công việc đã quen, nên dù

không có đèn, có thể xay thóc mò cũng được.

Cối thóc xay xong, chưa là hết việc. Không thể để chỗ thóc xay rồi như vậy được.

Phải sàng mẻ thóc, công việc này gọi là sàng gạo.

Sàng, giống như chiếc mẹt, nhưng mắt thưa và nan mỏng hơn. Gạo xay rồi được đổ

lên sàng để sàng. Cô gái sàng gạo đưa cái tay rất dẻo, như xoay tròn mẻ gạo. Với động
tác đưa tay đi đưa tay lại khéo léo, gạo rớt xuống chiếc nia đặt ở dưới, còn trấu đọng
lại trên sàng. Cô bốc chỗ trấu ở trên, rồi lại sàng. Gạo đã xay tiếp tục rớt xuống nia,
còn những hạt thóc lõi, xay chưa vỡ, được bốc riêng ra để bữa sau đổ vào cối xay với
thóc mới.

Mẻ thóc sàng xong, cũng phải quá nửa đêm. Bây giờ bốn bề yên lặng. Xa xa họa

chăng có tiếng mõ cầm canh và tiếng chim đêm, tiếng gió hú trên cây. Người đã mỏi
mệt lắm rồi, bấy giờ, người dân quê, nhất là phụ nữ mới sửa soạn đi ngủ.

Thật là đúng như lời dạy trong Gia Huấn Ca của cụ Nguyễn Trãi:

"Trống canh một chớ đà vội ngủ

Siêng năng thường chăm chú việc ta

Nhiều nhà, trong lúc vừa xay lúa, một người thỉnh thoảng lại bỏ ra đi để ủ nồi cám

lợn để sáng hôm sau cho lợn ăn.

Đọc tới đây, có lẽ bạn sẽ hỏi: Vậy đàn ông làm gì mà mọi công việc lại vào tay đàn

bà cả?

Thưa rằng: "Nam ngoại nữ nội". Đàn ông lo việc bên ngoài, việc trong nhà là của

đàn bà. Nói thế không phải đàn ông không làm gì, đàn ông cũng có việc của đàn ông.
Các cụ già thì đọc sách, người lớn thì trong nom việc học hành của trẻ con, còn ban
ngày họ đã làm lụng ở ngoài đồng, ở vừờn rau, với những công việc nhọc nhằn, buổi
tối học chỉ làm thêm những công việc đàn bà làm không hết. Họ cũng phụ vào công

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.