PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 62




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

tiền nong, sắp đặt việc cất hàng hoặc bán hàng ngày hôm sau. Chỉ những công việc ấy
thôi, từ lúc xong bữa cơm cũng phải tới khuya mới xong. Nếu không có ai lo cơm
nước sẵn ở nhà, chính bà nội trợ đi chợ về lại phải lo bữa cơm của gia đình. Một ngày
bà chỉ ăn bữa cơm chiều với chồng con, vì buổi sáng bà đi chợ sớm, buổi trưa bà ăn
cơm ở chợ.

"Ăn với chồng một bữa

Ngủ với chồng nửa đêm".

Câu ca dao trên đủ nói lên cuộc sống của người phụ nữ buôn bán đồng quê. Ngủ

với chồng có nửa đêm, vì nửa đêm về sáng, người nội trợ phải dậy thật sớm, lo bữa
cơm sáng cho gia đình, rồi lại phải quang gánh ra đi ngay.

"Nửa đêm ân ái cùng chồng;

Nửa đêm về sáng gánh gồng ra đi!"

Cái cảnh sống vất vả của dân quê Việt Nam với sự làm lụng cực nhọc đã hun đúc

cho ý chí tự cường tự lập của người dân Việt, và nhất là tinh thần kiên nhẫn chịu đựng
nó đã giúp cho chúng ta vượt qua được hết mọi sự khó khăn.

Công việc của gia đình nào, dù thợ thuyền, buôn thúng bán bưng hay nông dân

cũng đều tương tự như nhau, mà sự chịu khó đã giúp cho người ta vượt hết được mọi
sự vất vả.

Ở trên, nói chỉ phác ra những công việc thường hàng ngày, mà đây là chưa phải

ngày mùa.

Gặp ngày mùa người dân quê còn vất vả hơn. Phần thì lo trông nom việc gặt thóc,

gánh thóc về. Thóc mang về nhà phải phơi phóng đập xẩy. Lại còn những công việc
phơi rơm đánh đống rơm, cắt rạ, bao nhiêu là việc có tên và không tên, cộng thêm vào
những công việc thường ngày vẫn phải làm và bận rộn hơn, vì với nhân số thợ gặt,
cơm phải thổi nhiều hơn, thức ăn cũng vậy, và mọi việc khác đều thêm ra... Lúc này,
người trong nhà, đàn bà, đàn ông, ai gặp việc nào làm việc ấy, cốt sao cho thóc chóng
khô quạt sạch để quây vào cót mới gọi là tạm yên.

Ngoài ngày mùa ra, phụ nữ đồng quê cũng thường có thêm rất nhiều việc, ngoài

công việc đã sơ lược kể qua các đoạn trên.

Chum tương ngoài sàn hết ư? Chính bà nội trợ phải lo mua gạo, đậu về để ngả

chum tương khác, và công việc này cũng chẳng qua nổi tay bà, tuy có sự giúp đỡ của
chồng con trong việc rang và xay đỗ tương, cũng như trong việc nấu xôi ủ mốc, nhưng
người lo sao cho chum tương ngon, ngả đúng ngày vẫn chính là bà.

Sau vụ mùa, quần áo của chồng con đã rách, nhất là những áo làm lụng, bà nội trợ

phải nghĩ đến việc mua vải về nhuộm để may cho chồng, cho con và cho cả bản thân
mình một lớp quần áo mới.

Công việc nhuộm vải không phải là dễ và cũng khôngphải là nhẹ nhàng gì! Trước

hết, những vải dùng để may sống may váy phải cắt ngắn và khâu lại cho vừa khuôn
khổ chiếc váy, chiếc sống; còn vải may quần áo thì để nguyên khổ dài mà nhuộm.
Phải khâu vào bốn góc vải bốn chiếc dải để khi phơi căng vào bốn chiếc cọc đóng sẵn
ở sân trong những dịp nhuộm vải.

Vải phải nhuộm qua mấy ngày vỏ só để đượm được màu nâu tươi, sau đó mới

nhuộm bằng nâu cho đến khi vải có màu nâu già như ý muốn, màu nâu giống như màu
đất đồng quê.

Vỏ só mua về phải đem nấu cho sôi rồi mới đem vải nhúng vào. Nhuộm vải rồi

phải căng ra phơi trên mặt đất.

Còn nâu, muốn nhuộm phải đem những củ nâu xắt vào chiếc bàn xát để bột nâu rơi

ra hoặc phải cho vào cối giã, sau đó đem hoà với nước rồi mới đem nhuộm quần áo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.