PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 63




Toan Ánh 63


Một lượt vải, muốn nhộm cho được thành màu nâu già, kể từ lúc nhuộm vỏ só phải

mất ít nhất trên nửa tháng.

Nhuộm nâu xong, đối với những tấm vải dùng để may váy, lại phải đem ngả lầm,

nghĩa là lấy bùn ở ao về để nhuộm thêm mấy ngày, cho tấm vải đó có màu đồng lầm
mới thôi.

Tất cả công việc về nhuộm vải, từ khâu dải vải, nấu vỏ só, giã nâu, lấy bùn, nhuộm

phơi thường đều do bàn tay phụ nữ đảm trách: Các bà nội trợ, các nàng dâu, các cô
con gái, các em nhỏ đi học về cũng có thể giúp đỡ trong công việc căng vải, phơi vải.

Cũng có những ông chồng thấy vợ con quá vất vả thì cũng giúp đỡ cho ít nhiều

việc như giã nâu, nhuộm vải, v,v.... nhưng phần chính vẫn nhờ ở bàn tay các bà các
cô.

Một năm ở nhà quê thường nhuộm vải hai lần sau vụ gặt tháng năm và vụ gặt tháng

mười, nhưng mỗi gia đình thường chỉ lo nhuộm vải một lần vì mỗi lần giở ra như vậy,
thật rất mất công. Bà nội trợ cũng phải để ý đến việc bán các hoa màu phụ. Ngoài
vườn cà đã rộ ư? Người nhà hái cà xong, để ở nhà dùng hết bao nhiêu thì để, còn lại,
bà nội trợ hoặc cô con gái lại phải nhân một ngày phiên chợ gánh cà đi bán để mua
mắm mua muối hoặc mua những đồ nhật dụng cho gia đình. Nếu vườn nhà có trái cây
chín cần đem bán cũng vậy. Lại còn ngô, khoai, đậu, tùy từng mùa, khi dỡ khoai, khi
hái ngô, hái đậu, con mắt bà nội trợ đều phải để ý tới. Những công việc nặng nhọc như
cuốc xới ruộng khoai, bẻ chặt cây ngô, các ông chồng, các anh em trai hoặc con trai
đảm nhiệm, còn những việc nhặt ngô, xếp khoai, tiả đỗ là việc của đàn bà. Nhiều khi
đàn bà cũng cuốc, xới chẳng kém gì đàn ông.

Mỗi khi trong nhà thiếu món gì, hoặc cha mẹ già cần mua thức gì, người con dâu

lại lựa một ít khoai, một ít ngô hoặc một ít đậu mang đi chợ bán... Nói ngô, khoai, đậu
là phải nói tất cả các nông phẩm phụ ngoài thóc lúa như kê, vừng, sắn, lạc, v.v....

Công việc ở thôn quê nhiều lắm. Có những việc có tên, và có những việc không tên

tuổi gì. Đàn ông, đàn bà cùng đều bận rộn.

Đấy là chưa kể đến những dịp giỗ tết, ai nấy đều phải lo việc sửa soạn cỗ bàn, lau

chùi giường thờ. Những công việc dính dáng tới việc thờ phụng cúng lễ thường do đàn
ông phụ trách, đàn bà theo quan niệm cũ bị coi "kém sạch sẽ", không được động chạm
đến những đồ thờ.

Không động chạm đến đồ thờ, nhưng các bà phải lo cỗ bàn, trầu nước để mời khách

khứa. Việc mổ trâu, giết lợn, nếu có, đó là công việc của đàn ông, nhưng chuẩn bị nấu
nướng, lau rửa nồi niêu và dọn dẹp bày cỗ bàn là việc của các bà, các cô. Cả đến
những việc gói giò, làm bánh cũng ở các bà, các cô hết. Các bà các cô không những
phải nhanh nhẹn để có thể làm hết mọi việc, lại cần sự khéo léo về bếp núc, bánh trái.

Người đàn bà không biết công việc nội trợ là người đàn bà đoảng, và những người

đàn ông nào phải lo nhiều công việc trong nhà thay vợ thường chịu sự chê cười của
chúng bạn.

Mỗi lần tết đến, bao nhiêu công việc bề bộn, các bà các cô đều sắp xếp lo liệu, các

ông chỉ việc lo việc nhà trên, còn ngoài sân, dưới bếp, ngoài vườn đều là công việc
của các bà.

Nào lo gói bánh chưng, nào lo đặt giò chả, lo làm chè lam, bán phỏng, lo mua trầu

cau, mua đồ lễ gửi Tết, các bà các cô đều phải nghĩ tới. Nếu các bà các cô nhớ không
xuể, các ông chồng hoặc bố mẹ chồng sẽ nhắc nhở cho mà lo. Ấy, trăm công nghìn
việc như thế, nhưng bao giờ người phụ nữ miền quê cũng vẫn lo tròn bổn phận, và mọi
công việc đều xong xuôi, và nàng vẫn vui vẻ với ngày Tết, đón Tết chào Xuân như
bất cứ ai ai, tuy trong lúc vui Xuân hưởng Tết, nàng vẫn có công việc phải chăm sóc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.