PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 61




Toan Ánh 61

việc xay lúa, giã gạo. Buổi tối cũng là lúc họ xem xét lại các đồ dùng, sửa lại chiếc
chuôi dao phát bờ, sửa lại chiếc lưỡi hái cho sắc, hoặc đóng lại mấy chiếc răng bừa
cho chắc chắn. Cũng có người, ngồi đan chiếc rổ, chiếc rá, vót mấy nan tre, vá chiếc
mẹt hoặc cạp lại chiếc thúng.

Tóm lại, đàn ông cũng không phải nhàn gì, và công việc cũng không phải không

nặng nhọc.

Về công việc buổi tối của đàn bà, ngoài công việc xay lúa, sàng gạo lại còn việc giã

gạo, dần gạo. Bữa nay xay lúa và sàng gạo thì bữa mai giã gạo và dần gạo.

Giã gạo cũng là một công việc nặng nhọc. Khi gạo đã sàng xong tối hôm trước, tối

hôm sau bỏ vào cối giã gạo mà giã.

Các nhà nông đã có cối xay thì cũng có cối giã. Mỗi chiếc cối giã gạo gồm một cần

cối làm bằng thân cả một cây xoan hoặc cây mỏ dài trên ba thước. Đầu cần cối là một
chiếc chày dài chừng năm tấc, mé trên đóng liền vào cần cối theo đường thẳng thước
thợ, và mé dưới có bịt sát chúc xuống lòng cối. Lòng cối đào sâu xuống đất, xây bằng
xi măng và lót bằng một chiếc cối đá.

Gạo sàng rồi, đổ vào lòng cối đá này để giã cho trắng.
Cuối cần cối, nơi những người giã gạo đứng được vạt phẳng, có khía những đường

ngang ăn sâu vào gỗ để giữ cho người giã gạo khỏi bị trơn chân. Ở cuối cần cối, đất
cũng được đào sâu xuống để mỗi khi theo đà chân dậm, đầu chày nâng bổng lên, cuối
cần cối sẽ chúc xuống.

Tính từ phía lòng cối, ở vào khoảng chia ba hai phần cối, có một trục gỗ tròn nặng

và cứng xuyên qua thân cây xoan làm thành hai tai cối. Cần cối đặt trên hai chiếc chạc
bằng gỗ. Hai chiếc chạc này chôn sâu xuống đất, đở lấy hai tai cối, ôm lấy cần cối.
Mỗi khi theo đà chân dậm, mỏ chày bổng lên hay hạ xuống, đều nhờ ở hai tai cối, đè
lên hai chạc cối, tạo nên cứ điểm cho chiếc cối vậy.

Để giúp cho những người đứng giã gạo có chỗ vịn, từ trên xà nhà thường buộc

thòng xuống những chiếc dây. Lúc giã gạo, dậm chân cần lấy sức, phải nắm lấy những
chiếc dây thừng buôn thõng này.

Muốn giã gạo cho trắng phải giã ít nhất bốn trăm chày trở lên. Lúc đó cám đã rời

khỏi hạt gạo, nhưng gạo chưa đủ trắng. Thường người ta giã năm trăm chày.

Giã gạo mệt, ít nhất phải hai người, một người không đủ sức nân nổi cần cối.
Công việc này, ở nhà quê thường làm về khuya, nên đêm hôm yên lặng người ta có

thể nghe tiếng chày giã gạo vang đi thật xa.

Giã gạo xong phải dần ngày; nếu để đến tối hôm sau, dầu cám chảy ra, ngấm vào

gạo sẽ mất ngon.

Dần gạo bằng chiếc dần. Dần cũng giống chiếc sàng nhưng mắt nhỏ hơn. Các bà

các cô cũng đưa đẩy tay như lúc sàng gạo, để cho cám lọt qua mắt dần rơi xuống
chiếc nia, còn gạo ở lại.

Giã một cối gạo, lại dần cho xong phải quá nửa đêm. Sự làm lụng ở đồng quê thật

là vất vả. Nếu vì lý do gì, gạo đã giã rồi mà không dần được ngay, thì buổi sáng hôm
sau công việc này phải làm cho xong. Làm công việc này, nhưng không bỏ qua những
công việc khác, sự cố gắng của phụ nữ đồng quê nhiều khi thật là phi thường. Có như
vậy công việc nhà mới song, có như vậy nếp sống mới điều hoà, và có như vậy, người
ta mới sung sướng khi làm hết mọi công việc, bắt đầu bước chân lên giường đi ngủ.

Về công việc buối tối, nông gia bận rộn và nặng nhọc nhưng những người đi buôn

bán cũng chẳng nhàn nhã gì hơn, khi đã sống ở nông thôn.

Người nội trợ thường đi chợ đến gần sẩm tối mới về. Cũng có gia đình ở nhà đã có

người lo cơm nước thì về nhà cũng phải tắm rửa, xem xét lại hàng hóa, tính toán lại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.