PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 51




Toan Ánh 51

thân mình, bởi vậy vấn đề trang sức đối với họ hết sức là phù phiếm ngoại trừ một vài
trường hợp, nhật là đối với các cô gái cần trang điểm trong một vài dịp.

Chỉ những người ở thành thị, những người thừa ăn thừa tiền mới nghĩ đến sự sửa

soạn trau dồi để tăng thêm vẻ đẹp của mình, và cũng chỉ những người này mới cầu kỳ
trong vấn đề trang sức, mới có sự ganh đua trang sức.

Đã đề cập đến vấn đề trang sức không biết có nên nói tới sự tô son đánh phấn, sửa

lông mày, đánh móng tay, móng chân mà các bà các cô rất lưu ý để làm đẹp cho
mình?

Nếu phải kể sự làm đẹp nói trên, thì không thể bỏ qua được chíếc ví (bóp) các bà

các cô kè kè xách bên tay, với tác dụng một món trang sức, vì nhiều khi trong ví
không đựng gì cả, hoặc có đựng cũng ít khi đựng tiền. Nhiều bà nhiều cô, xách chiếc
ví thật lớn với những hình thù thật kỳ lạ, khiến đã có người phải nói trông cái ví của
các bà như "Cái bị thằng ăn mày". Lối xách ví này cũng là một kiểu nhập cảng của
Tây Phương.

Đã nói đến chiếc ví của các bà, không lẽ không nói tới chiếc gậy, mà các ông gọi là

ba-toong là can theo danh từ của thực dân để lại. Có chiếc "can" bịt bạc sơn màu, có
chiếc khắc thành từng lóng với đầu can mang hình một con vật hoặc đồ dùng. Các ông
cầm can nhất là mấy cậu, khi cao hứng quay tít chiếc can trông thật chẳng ra trò trống
gì! Có người khôi hài đã dùng danh từ kiếm hiệp để chỉ chiếc can hay ba-toong của
các ông là "Đả cẩu bổng", tuy nếu gặp "cẩu" có khi các ông bỏ chạy.

Ta cũng đừng lầm chiếc gậy "Đả Cẩu Bổng" của mấy ông với chiếc gậy mà các cụ

già, cả cụ ông lẫn cụ bà, phải dùng để chống lúc di chuyển, chiếc gậy của các cụ là
cần thiết trong lúc đi đứng.

Mái tóc
Tóc trên đầu khéo búi, khéo chải tăng rất nhiều vẻ đẹp cho con người, nhất là đối

với phụ nữ.

Ta có câu: "Cái răng, cái tóc là góc con người", bởi vậy đối với mái tóc trên đầu,

phong tục ta có rất nhiều điều liên quan tới, và chính cũng vì sự liên quan này mà ở
đây, tôi xếp mái tóc vào chương Trang Sức.

* Tóc trẻ em
Tóc trẻ em mới sinh gọi là tóc máu, sợi tóc mềm mại lơ thơ. Một tháng sau khi

sinh, ta cho gọt hết loại tóc máu này. Lượt tóc sau mọc lên, khi quá dài lại được cắt
gọn đi, cho đến khi lên ba, lên bốn, tóc mới bắt đầu được để dài.

Xưa, tóc con trai thì để dài ở đỉnh đầu, gọi là cái chỏm . Ta có thành ngữ "Từ ngày

để chỏm" để nói từ thời kỳ còn nhỏ. Cái chỏm còn được gọi là chóp hoặc hồng mao .
Ngoài cái chỏm ra, tóc ở xung quanh, mỗi khi dài lại bị cạo.

Con gái nhỏ không để chỏm. mà lại để một mớ tóc che thóp và hai mớ ở hai bên sọ.

Chỗ tóc ở thóp gọi là cái cun cút, còn gọi là cái vá, hai mớ tóc hai bên gọi là hai trái
đào. Cũng như đối với con trai, những tóc mọc ngoài "Cái cun cút" và "hai trái đào"
đều bị cạo hết.

Tóc trẻ em cứ để như vậy cho đến khi mười ba mười bốn tuổi, nghĩa là tuổi đã

được coi là hơi lớn, lúc bấy giờ tóc mới để hẳn không cạo nữa.

Ngày nay, trẻ em vẫn để chỏm, trái đào và cun cút nhưng chỉ ở vùng quê, mà cũng

chỉ đến một tuổi nào, độ bốn năm tuổi là cùng. Sau đó cha mẹ thường cho các con húi
đầu theo lối mới, hoặc húi trọc, hoặc húi móng lừa, hoặc để tóc rồi húi kiểu rẽ giữa, rẽ
bên cho con trai, còn con gái thì để dài rồi chải ngược ra đằng sau hay chải sang hai
bên, để xõa hoặc dùng cặp tóc cặp lại.

Ở tỉnh, bố mẹ nuôi tóc cho con từ còn nhỏ, nhất là đối với con gái, khi nào quá dài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.