PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 69




Toan Ánh 69

không làm theo hướng Nam, phòng các con trai ở bên phải gian chính có bàn thờ gọi
là Hữu phòng, con gái ở bên tay trái gọi là Tả phòng. Trong trường hợp nhà đông
người, những gian ở ngôi nhà chính phải dành cho ông bà, cha mẹ cùng các người lớn
khác, con cái sẽ ở các căn nhà phụ nhưng bao giờ trai gái cũng vẫn ngủ riêng ở từng
phòng hoặc từng gian nhà, nếu bị bó buộc ngủ chung trong mpộ phòng thì cũng phải
riêng giường.

Ngày nay, nếp sống tuy thay đổi, nhưng việc trai gái ngủ riêng giường, riêng phòng

tuỳ theo ngôi nhà rộng hay hẹp, vẫn được tôn trọng như xưa, và nếu có điều gì người
ta không còn tôn trọng nữ, ấy là điều người ta không phân biệt "Tả phòng", "Hữu
phòng", "Đông phòng", "Tây phòng" như xưa, và người ta giữ sự hữu biệt của nam
nữ tùy theo sự thuận tiện của ngôi nhà, của nhân số trong gia đình, của công việc làm
ăn, v.v...

Giường, Màn, Chăn, Chiếu
Ta ngủ thế nào, ngủ ngay trên mặt đất hay ngủ trên giường? Điều này cũng tùy

từng người và tùy cả địa phương nữa, nhưng người Việt Nam thường ngủ trên giường,
trên phản, trên ghế ngựa, trên sập, .... hoặc cũng có người ngủ ngay trên sàn nhà, ngủ
võng, v.v....

*Giường
Có thể là giường tre hoặc giường gỗ, giường cao hoặc giường thấp.
Ở vùng quê miền Bắc, giường thường có bốn chân khá cao, dù là giường gỗ hay

giường tre, vì ta có tục cất đồ đạc đáng giá dưới gậm giường để phòng kẻ gian phi.

Một chiếc giường có khung giường bốn chung quanh gọi là thành giường, ở bốn

góc khung giường là bốn chân giường. Ngang theo hai thành giường chiều dài, có
những thang giường. Trên thang giường là vạt giường. Một chiếc giường rộng hẹp tùy
theo số người nằm, thông thường chiều dài là hai thước và chiều rộng là thước sáu vừa
cho hai người nằm; những chiếc giường đơn, một người nằm chiều ngang hẹp hơn và
thường chỉ là một thước.

Thang giường để sâu ở phía dưới thành giường gọi là giường trũng, giường thùng,

thang giường để mé trên thành giường, gọi là giường nông.

Vạt giường có thể bằng tre hoặc bằng gỗ, đặt trên các thang giường và trên mặt vạt

thường có trải chiếu.

Giường lớn hoặc có hai vạt giường nhỏ, hoặc một vạt giường lớn.
Chiếu thường chỉ dùng một chiếc chiếu trải hết một chiếc giường.
Phải phân biệt đầu giường và chân giường. Lúc kê giường, không kê đầu giường

hướng ra ngoài đường và cũng không bao giờ kê chân giường về phía giường thờ.

Những giường phản kê ở hai bên gian nhà chính cạnh giường thờ, bao giờ cũng kê

đầu giường hướng về cạnh giường thờ.

Giường ở vùng quê, nay vẫn như xưa. Ở tỉnh, kiểu giường bị thay đổi khi tiếp xúc

với cuộc sống Âu Tây, và gốc của cái giường ở các nơi đô thị coi như bị mất cũng như
phần lớn chủ nhân của chúng.

Cái giường ở thành thị không có chân, bốn cái thành giường nằm liền xuống đất.

Hoặc cũng có chiếc giường còn tiếc chút gốc gác Giao Chỉ, thì bốn cái chân, nếu có
cũng lùn tịt. Người ta cho thế là hợp thời trang, là lịch sự, là văn minh. Mặt giường
không trải chiếu mà người ta trải đệm bông, đệm rơm, và giờ đây thêm có đệm cao su
gọi là đệm mút. Trên chiếc đệm trải một chiếc khăn bọc trùm lên gọi là khăn trải
giường, thường màu trắng.

Lúc ngủ, trên đầu giường có gối.
Gối nông thôn là gối sơn bằng gỗ, và cũng có cả loại gối sành. Những nhà sang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.