PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 71




Toan Ánh 71

chiếu hoặc không, tuỳ từng gia đình và cũng tùy từng mùa. Về mùa lạnh thì bao giờ
cũng có trải chiếu.

* Sập
Đây là một loại phản, nhưng có chân, thường là chân quỳ ăn liền với mặt sập,

không kê lên mễ. Sập gụ là một loại sập sang trọng.

Trong những gia đình đông con, hai hàng phản hoặc ghế ngựa kê hai bên giường

thờ, dành cho các con ngủ lúc ban đêm. Chỉ những cặp vợ chồng mới cần phòng riêng.
Các con tuy ngủ chung, nhưng như trên đã trình bày, trai gái không cùng ngủ lẫn lộn.

* Chõng
Đây là một loại sập bằng tre, hẹp bề ngang, có bốn chân, có khung và mặt bằng

những thanh tre xếp liền nhau theo chiều dọc. Nhà quê thường kê chõng ở hàng hiên
để ngủ trưa.

* Màn
Còn gọi là mùng, dùng để che muỗi ban đêm khi ngủ. Màn thường may bằng thứ

vải thưa sợi. Những người sang trọng dùng màn the, và khi có hàng tuyn nhập cảng,
những nhà giầu có may màn tuyn thay cho màn sợi ta.

Có thứ màn một, dùng cho một người ngủ, có thứ màn đôi dùng cho hai người.
Nhà quê có loại màn gian là một thứ màn lớn dài suốt một hàng phản hoặc hàng

ghế ngựa, dùng cho hai hàng phản hay ghế ngựa ở hai bên giường thờ. Đây là một loại
màn tập thể, rất thiết thực cho những gia đình đông con. Một gian nhà chỉ cần một
chiếc màn, như vậy vừa đỡ tối tiền lại tiện lợi trong lúc buông xuống hoặc vén lên.

Màn ở nông thôn thường màu nâu cũng như màu quần áo, nhất là ở miền Bắc;

những gia đình sang trọng dùng màn the màu trứng sáo hoặc màu hồ thủy.

Ở thành thị, người ta dùng màu trắng, thường là màn tuyn.
* Chăn
Ở miền Nam còn được gọi là mền.
Chăn dùng để đắp lúc ngủ cho khỏi lạnh. Có nhiều loại chăn: Chăn đơn, chăn kép,

chăn bông, chăn dạ, chăn len, v.v...

Chăn dùng để đắp cho khỏi lạnh. Lạnh ít đắp chăn đơn, lạnh nhiều đắp chăn kép,

nếu lạnh hơn nữa thì đắp chăn bông hoặc chăn len.

Chăn đơn là một miếng vải rộng, viền mép chung quanh. Cũng là chăn đơn, những

tấm chăn dệt bằng bông vải.

Chăn kép là chăn hai lần vải, tức là chiếc chăn đơn gập đôi. cũng có nơi vẫn gọi

chiếc chăn vải gập đôi này là chăn đơn, vì chỉ có một lần bên ngoài, không lõi. Chăn
kép có thêm lõi vải. Khi lõi chăn bông được bật theo khổ vải để lòng vào chiếc chăn
đơn, chiếc chăn gọi là chăn bông, và bông ở trong gọi là lõi bông. Những người thợ
bật bông đã bật bông và dàn thành hình một chiếc chăn. Lõi bông được giữ bằng
những sợi vải để bông khỏi tuột.

Thường dùng lõi bông, người ta khâu chần qua một lượt chỉ để giữ lõi bông được

bền hơn. Cũng có người cẩn thận, họ bọc chiếc lõi bông bằng một lượt vải màn trước
khi khâu chần, như vậy chiếc lõi bông thật bền và thật chắc.

Lúc mùa rét, người ta lồng lõi bông và chăn đơn, hết mùa rét, người ta lại tháo ra

cất lõi bông đi, chỉ dùng chăn đơn khi trời lạnh ít, như vào mùa thu và cuối mùa xuân.

Chăn bông đắp ấm lắm. Với cái rét căm căm của miền Bắc, nhất là các tỉnh Trung

du và Thượng du, ban đêm không có chăn bông, thiệt là khó ngủ vì trời lạnh.

Chăn len mới được nhập cảng nhưng thực ra cũng không ấm bằng chăn bông.
* Đệm
Ta thường nói trên chăn dưới đệm, ý muốn nói về mùa rét trên đã đắp chăn,nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.