PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 79




Toan Ánh 79

thay đổi tùy từng địa phương với những danh hiệu khác nhau, hát hò, hát dặm, hát
phường, hát ví, hát quan họ, v.v... nhưng tựu trung vẫn chỉ là những lối hát trai gái
trao tình cùng nhau.

Việc trao tình này, tuy đi ngược lại đường lối nam nữ thụ thụ bất thân của đạo đức

xưa, nhưng chính ra xã hội Việt nam không hề bao giờ ngăn cản. Nhiều bà cụ già còn
như cho con trẻ để chúng tìm gặp, hát hỏng với nhau. Phải chăng đây cũng là một lối
chống lại sự quá khắc nghiệt của nền luân lý phong kiến Đông phương, phát nguyên
từ Trung Hoa, khi du nhập vào ta chỉ được hoàn toàn dung nạp bởi một lớp người
quyền quý, còn đối với giới bình dân, sự áp dụng đã chịu nhiều kém sút!

* Đánh đu
Nhún đu là một thứ say mê của trai gái đồng quê cũng như hát đối vậy. Tại hầu hết

hội hè miền Trung du phía Bắc, bao giờ cũng có cây đu cho trai gái vui xuân, dắt nhau
tới nhún.

Đu thường trồng trên một thửa đất đã vỡ màu, cạnh đình làng hoặc chùa làng.
Cây đu của ngày hội được trồng từ trong năm, vào khoảng 25, 26 tháng chạp. Sau

ngày lễ tất niên, bao giờ các cụ trong làng cũng nghĩ tới cây đu của hội cho đám thanh
niên. Các cụ ra lệnh cho tuần tráng đi đẵn tre trồng đu. Họ chọn những cây tre đực thật
khoẻ, đủ chịu đựng được sức rướn của từng cặp, có khi một trai một gái, có khi là hai
gái hoặc hai trai.

Cây đu trồng bằng tám cột tre, đứng sừng sững trên thửa ruộng. Tám cột tre giãng

ra hai phía, mỗi bên bốn cột. Chỗ ngọn đu, tám cột lồng vào nhau bởi một chiếc ngáng
đu, có vặn rơm để giữ những cây tre siết chặt vào nhau. Bàn đu lơ lững thõng xuống,
do hai thân tre khác giữ treo lên ngọn đu. Đỉnh ngọn đu bao giờ cũng có mấy lá cờ
đuôi nheo phất phới, biểu hiện cho hội hè đình đám mùa xuân.

Trai gái trong làng, nhân ngày hội, đua nhau thả sức đu, người trước kẻ sau. Họ

cùng nhau rướn đu, đu lên bổng, quần áo, nhất là dây lưng của họ lả lướt như đùa gió.
Có những đôi trai gái cùng nhau say sưa trên bàn đu, càng rướn, đu càng bổng, càng
thấy thú vị, trong khi ở dưới đất, hai bên tám cột đu, những bọn trai gái khác nghển cổ
lên nhìn như thèm muốn, chờ đợi tới lượt mình lên cây đu. Khi một cặp đánh đu thôi
không rướn, họ cùng nhau ôm chặt lấy đôi gióng tre của cần đu để từ từ hạ thấp và
không văng mạnh nữa. Một người chạy ra bắt lấy đu, cặp đu trên đu bước xuống, một
cặp khác lên thay.

Ca dao có câu:

Nhún mình như thể nhún đu,

Càng nhún càng dẻo, càng đu càng mềm!"

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương cũng có bài thơ về "Cây đu":

"Tám cột khen ai khéo khéo trồng

Người thời lên đánh, kẻ nhòm trông.

Trai du gối hạc, khom khom cật,

Gái uốn lưng ong, ngửa ngửa lòng.

Bốn mảnh quần hồng bay phất phới,

Hai hàng chân ngọc duỗi song song.

Chơi xuân có biết xuân chăng tá,

Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không.

* Đánh vật
Trong các môn du hí của ta, có rất nhiều môn nặng tinh thần thượng võ, trong số đó

ta phải kể môn Đánh Vật. Vật là một môn du hí, nhưng cũng lại là một môn võ tự vệ,
mà các tay đô vật luyện tập để trong những trường hợp cần dùng đến thì đem ra ứng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.