Anne Francis đã liệt kê ra năm giai đoạn trong “vòng đời của công ty gia
đình”:
1. Giai đoạn hình thành
2. Giai đoạn phát triển
3. Giai đoạn chuyển giao
4. Giai đoạn trưởng thành
5. Giai đoạn sụp đổ (tất nhiên cần tránh giai đoạn này).
Thông thường, khi một doanh nhân tìm mua một công ty tư nhân nhỏ, họ sẽ
chọn mua một công ty trong giai đoạn chuyển giao hiện đang được sở hữu
bởi một ông chủ không tìm được người kế tục. Việc này sẽ chấm dứt sự tồn
tại của một “công ty gia đình”, trừ khi người sở hữu mới của công ty cũng
tổ chức công ty này theo mô hình doanh nghiệp hộ gia đình. Deborah
Moore - nhân viên Mạng lưới Tư vấn Sunbelt, nói với tôi rằng: “Một doanh
nhân bình thường mua hoặc bán công ty sau năm tới bảy năm.” Một doanh
nghiệp nếu được chuyển giao quá sớm sẽ không tồn tại đủ lâu để mang các
đặc tính của công ty gia đình.
Vậy hàng triệu thành viên gia đình đang cùng điều hành các công ty tư
nhân thì sao? Ví dụ như mẹ và con gái cùng tham gia kinh doanh bất động
sản; cặp vợ chồng cùng sở hữu một nhà hàng; hai chị em mở chung một
doanh nghiệp tại nhà. Dù thế nào họ cũng là những công ty gia
đình, chỉ có thiếu những câu chuyện của cha ông để lại. Những khó khăn
mà các công ty non trẻ này phải đương
đầu là các vấn đề thông thường trong quan hệ hợp tác. Thậm chí, một công
ty gia đình được điều hành bởi các thành viên trong gia đình còn có nhiều
vấn đề về hợp tác hơn các công ty khác, và các thành viên công ty cần lên