với mỗi người, biết chấp nhận những thất bại và trở thành một cộng sự tốt
trong một tập thể.
Quyền sở hữu, kiểm soát và quản lý
Có hai vấn đề lớn đang chờ đợi bạn khi bạn quyết định tuyển thêm một
cộng sự: (1) bạn phải quyết định việc bạn sẽ định giá và phân chia cổ phần
của công ty thế nào; và (2) bạn phải quyết định việc ai sẽ có vai trò, nhiệm
vụ và quyền hạn gì. Hãy cân nhắc và thận trọng về vấn đề quyền sở hữu và
quyền kiểm soát công ty trước khi bạn quy định chúng trong các thỏa thuận
pháp lý là một việc làm thông minh. (Nếu bạn chưa quy định những điều
này thành văn bản thì bạn nên thực hiện việc đó càng sớm càng tốt).
Khi mới bắt đầu cùng hợp tác trong một công ty, hai đối tác thường quyết
định phân chia tỷ lệ sở hữu là 50-50, và rồi sau này, chính họ lại rơi vào
tình huống nan giải với vấn đề quan trọng đó. Một công ty luật nhỏ mà tôi
từng đến nhờ tư vấn cho cuốn sách của mình đã nói thẳng với tôi rằng “rắc
rối lớn nhất đến từ chính sự phân chia quyền sở hữu 50-50. Bạn cần có một
người phải chịu trách nhiệm chính”. Tuy nhiên, một luật sư khác lại khẳng
định rằng cô ấy “không để mình phải sở hữu phần thiểu số.” Tôi cho rằng
đó là lựa chọn cá nhân trong việc đặt ra quy định cho bất kỳ vấn đề gì, trừ
vấn đề về vị trí quản lý. Nhưng chính xác thì điều gì báo trước về sự bất lợi
của những cổ đông thiểu số? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể và không
muốn sở hữu toàn bộ 100% (hay 51%) công ty? Bạn phải đưa ra một giải
pháp khả thi và hấp dẫn đối với những cổ đông thiểu số hay các nhà đầu tư.
Học cách dung hòa mối quan hệ với các bên liên quan là tất cả những điều
mà các cổ đông của các công ty lớn khuyên nhủ. Bất kể bạn muốn phân
chia cơ cấu sở hữu công ty thế nào, có hai lời khuyên liên quan đến vấn đề
tài chính mà tôi nghĩ nó sẽ hữu ích cho bạn khi chia sẻ quyền kiếm soát với
người khác. Trước hết, đừng quá tham lam. Sẽ tốt hơn nếu bạn sở hữu một
phần nhỏ trong một công ty phát triển thịnh vượng còn hơn là một phần lớn
trong một công ty nhỏ và làm ăn kém. Thứ hai, hãy sẵn sàng dành ra một