Ví dụ: Khi thành lập một doanh nghiệp hợp danh có bốn hội viên, hai trong
số họ đã viết như sau: “Bary và Julie khác nhau ở khá nhiều mặt. Julie là
một người tìm kiếm quyền lực, theo chủ nghĩa duy vật còn Barry thì lại là
người có nhiều tính lý thuyết cũng như theo chủ nghĩa nhân đạo. Trong khi
điều này có thể dẫn đến các bất đồng trong việc định hướng chiến lược cho
công ty thì những cá tính khác biệt lại khiến họ có thể hợp tác tốt với nhau.
Cả Barry và Julie đều đề cao giá trị của sự hợp tác và làm việc theo nhóm,
bởi vậy, họ có thể bỏ qua những khác biệt trong phong cách quản lý sang
một bên vì lợi ích chung của cả nhóm. Chìa khóa cho mối quan hệ giữa
chúng tôi là tập trung để hiểu rõ động lực của nhau nhằm hướng tới một
cách nghĩ chung. Cả hai đều biết rằng công ty cần có sự dung hòa giữa các
phương cách quản lý khác nhau và cả hai đều tôn trọng ước mơ và mục tiêu
của nhau trong khi vẫn duy trì tính toàn vẹn của nhóm.”
III. Vấn đề chung của công ty
A. Những đóng góp và nhận lại
1. Có những nhóm cộng sự trong đó mỗi thành viên kiếm được 200.000
đôla một năm tỳ công ty. Nhưng nghe giống nói đùa khi chỉ mới cách đây
hai năm, họ cảm thấy thật may mắn khi kiếm được 50.000 đôla cho mỗi
người. Điều này dường như chẳng có nghĩa lý gì, song nếu bạn chú ý tới
vấn đề công bằng ở đây thì nó thực sự rất có ý nghĩa. Mọi người thường so
sánh những gì họ bỏ ra với những gì họ nhận được. Hơn thế, họ còn so
sánh những gì mình bỏ ra và thu về với những thứ mà người khác bỏ ra và
nhận được. Trong tất cả những so sánh này, nhận thức sẽ bao trùm lên sự
thật.
2. Người ta chỉ có thể chấp nhận một “báo cáo tài chính giữa các bên” ở
tình trạng “nợ” trong khoảng thời gian nhất định. Song nếu sự thiếu công
bằng này kéo dài, họ sẽ tìm cách để chỉnh sửa lại, để đòi hỏi quyền lợi của
mình.