PHỤ NỮ THÔNG MINH KHỞI NGHIỆP - Trang 91

BƯỚC 4: GỬI DANH SÁCH CÁC CÂU HỎI ĐỂ CHỨNG TỎ SỰ
NGHIÊM TÚC CỦA BẠN

Hầu hết các nhà môi giới đều cố gắng rút gọn danh sách các khách hàng
tiềm năng, và họ muốn biết rằng bạn có đủ khả năng và thiện cảm với công
ty đó không trước khi họ giới thiệu bạn tới đó. Họ cũng muốn có một bản
“báo cáo tài chính cá nhân” từ bạn nhằm bảo đảm rằng bạn đủ điều kiện
thanh toán khi mua lại công ty. Hãy điền một cách ngắn gọn và kín đáo vào
những mẫu câu hỏi bạn sẽ gửi cho họ — tốt nhất bạn nên có một mẫu
chuẩn cho những điều có thể chia sẻ và không nên tiết lộ quá nhiều (cho tới
lúc ngồi vào bàn đàm phán). Nếu bạn thực sự thấy thích thú, hãy hỏi thêm
người môi giới về những thông tin cần thiết. Ngoài những thông tin về tài
chính, hãy hỏi họ một số câu hỏi quan trọng về lĩnh vực hoạt động, mô hình
kinh doanh, cạnh tranh và

đội ngũ nhân viên. Mục đích của việc làm này là thông qua bên môi giới,
bạn sẽ có được những thông tin từ phía chủ sở hữu; và nếu cần, người môi
giới sẽ sắp xếp một cuộc gặp mặt cho bạn.

BƯỚC 5: THAM QUAN CÔNG TY NẾU BẠN THẤY HỨNG THÚ

Khi bạn thực sự quan tâm tới công ty, hãy đến đó xem xét trực tiếp. Từ lần
ghé thăm này, bạn sẽ thấy mình có thích nó hay không. Đừng quên rằng
bạn sẽ phải cộng tác với chủ sở hữu công ty trong thời kỳ chuyển giao. Hãy
tạo dựng sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau; điều này sẽ rất tốt cho quá
trình đàm phán sau này. Rất tốt nếu như bạn thấy thích người bán và cảm
thấy có thể làm việc với họ (tất nhiên chỉ trong một thời gian nhất định).
Nếu có thể, bạn hãy dành nguyên một ngày quan sát công ty đó để có thể
biết rõ mọi hoạt động của nó. (Có thể việc làm này chỉ nên thực hiện sau
khi hoàn tất quá trình đánh giá với trách nhiệm cao nhất.)

BƯỚC 6: XIN THÊM BÁO CÁO THUẾ VÀ CÁC THÔNG TIN KHÁC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.