vẻ giận dữ thì như sắp lao vào người khác, không chỉ to miệng mà cả thân
hình cũng làm đối phương co rúm lại và nghe theo. Những kẻ hung hăng từ
chiến trận trở về cũng phải im lặng và trật tự trong trường tạm thời được
thiết lập trở lại. Trong số đó cũng đã có nhiều học trò ngoan, chịu khó học
tập và giữ nghiêm kỷ luật. Điều đó làm cho không khí trong trường lành
mạnh lên rất nhiều. Tôi đã ở khu Shinsenza cho đến năm Minh Trị thứ tư
(1871-ND).
Bộ Giáo dục đầu tiên
Những biến động bởi cuộc cải cách dần cũng tạm lắng, thiên hạ yên bình
trở lại. Chính phủ mới lao vào giải quyết những tàn dư cũ. Đó không phải
là việc dễ dàng, nên cho đến mãi năm Minh Trị thứ năm (1872-ND), thứ
sáu vẫn chưa thể quay ra quan tâm đến giáo dục được. Lúc đó, trên toàn
quốc chỉ có một cơ sở duy nhất dạy Tây phương học là trường Keiō-gijuku
của tôi. Cho đến trước khi chính phủ thực thi chính sách Haihanchiken
(Phế-phiên-trí-huyện) , vẫn chỉ có trường Keiō-gijuku là hoạt động. Sau đó,
Bộ Giáo dục mới được thành lập. Từ đó trở đi, chính phủ bắt đầu thực sự
dồn sức vào phát triển giáo dục.
Trường tôi vẫn dạy như trước đây và ngày càng có nhiều học sinh đến nhập
học. Số lượng học sinh luôn ở mức từ 200 đến 300 người. Chúng tôi quyết
định chỉ dạy cách đọc và giải nghĩa sách viết bằng Anh ngữ, chứ không dạy
Hán học như đã từng được tiến hành ở Nhật từ trước đến nay. Vì vậy, trong
số học sinh có rất nhiều người không đọc được chữ Hán. Dần dần, càng
xuất hiện nhiều học sinh có thể đọc được bất kỳ văn bản bằng tiếng Anh
nào, mà sách vở, thư từ chữ Hán thì lại không hiểu gì.
Hơi ngược đời, vì người ta học chữ Hán trước, sau mới chuyển sang tiếng
Anh, còn ở trường tôi thì có người học Tây phương học xong mới chuyển
sang Hán học. Những người như cậu Hatano Shōgorō (Ba-Đa-Dã Thừa-
Ngũ-Lang) từ nhỏ học toàn sách vở tiếng Anh và không đọc được sách vở
của Nhật Bản. Nhưng nhờ có văn tài bẩm sinh và trí lực dồi dào, nên sau