PHÚC ÔNG TỰ TRUYỆN - Trang 284

là chuyện đùa, hai bên sẽ cùng sẻ chia làm sao để chính trị yên ổn, không
còn phong ba bão táp mới là điều thực lấy làm mừng.

Điều đó không cần phê phán nữa, nhưng tôi cũng có một chút lý luận riêng.
Đại thể cuộc chiến loạn theo phương châm Vương chính duy tân là bắt
nguồn từ những sự đồng dị về chủ trương chính trị. Chẳng hạn, những nhà
Cần vương thì chủ trương tỏa quốc, Nhưỡng di, còn những nhà Tá Mạc thì
lại đề xướng chính sách cải tiến, mở nước.

Cuối cùng, Mạc phủ bại trận, nhưng sau đó những nhà Cần vương phản
tỉnh lại và chuyển sang chủ trương mở cửa đất nước, đúng như túc luận của
những nhà Tá Mạc, nên những phương châm sau này nghe có vẻ lọt tai,
nhưng trong cuộc chiến loạn lúc đó, không có chút biểu hiện của sự khai
tỏa nào hết. Sự tiến thoái của các nhà Tá Mạc nhất cử nhất động, đều xuất
phát từ ý thức danh phận, quân thần.

Họ nói là chiến đấu vì thiên hạ của Tướng quân Tokugawa trong suốt ba
trăm năm, nhưng khi thiên hạ đó không còn nữa thì tiêu điểm tranh đấu
cũng mất mà họ vẫn thản nhiên như thường được cũng lạ. Nếu là những
tiểu nhân không hiểu gì về lý luận còn được, nhưng đây họ lại là những
người đã khởi phát các tranh luận, đề xướng tinh thần trung nghĩa, học theo
Bá Di, Thúc Tề mà chính họ lại là những kẻ bỏ trốn và làm náo loạn thiên
hạ, thì tôi không hiểu họ ra sao.

Thắng thua là vận của thời cuộc. Có thua cũng không phải là điều xấu hổ.
Lý luận không đúng cũng không sao. Nếu thất bại, đành bỏ cuộc, vì tin
rằng vận mình không còn, trở thành sư trong chùa, ẩn mình nơi rừng núi
qua ngày thì còn được. Nhưng đây, họ không trở thành nhà sư đã đành, mà
còn nhao nhao tranh nhau quyền cao chức trọng và mừng rỡ với điều đó thì
không hợp ý tôi chút nào. Không thể kỳ vọng gì ở các trung thần, nghĩa sĩ
được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.