Cả Fujita và Mino'ura đều trẻ và đầy nhiệt huyết, nên họ rất mừng, đem bản
thảo về và lập tức cho đăng lên mục xã luận của tờ Hōchi shimbun. Khi đó,
thiên hạ vẫn chưa có thế lực nào đưa ra lý luận về quốc hội, nhưng xã luận
của tôi sẽ trở nên nổi tiếng hay lặn tăm như không có gì? Triển vọng nào
cho bài báo đó là điều không ai có thể đoán trước được.
Thế là, trong suốt một tuần, ngày nào cũng như ngày nào, cột xã luận được
viết kín mít. Fujita và Mino’ura còn thêm thắt vào như là để kích động các
đồng nghiệp ở Tōkyō và xem tình hình thiên hạ ra sao. Kết quả thật khó
tưởng tượng trước. Trong suốt hai, ba tháng các tòa báo nội thị Tōkyō thì
tất nhiên, mà cả ở các miền quê, những cuộc tranh cãi cũng bùng lên, cuối
cùng dẫn đến việc các chí sĩ địa phương lên tận Tōkyō xin chính phủ thiết
lập quốc hội.
Chuyện đó cũng thú vị, nhưng nghĩ lại một chút thì thấy, ngoài miệng tôi
thuyết phương châm văn minh, tiến bộ, thấy đấy là thứ không cần thiết
ngay cho bản thân, nhưng nghĩ là nên làm và tung ra lý luận mang tính
chính trị như thế. Việc này đã gây nên một cuộc tao loạn trong thiên hạ mà
tôi không thể dập tắt được. Cũng giống như việc tự mình châm lửa đốt cánh
đồng khô vào mùa thu và chính lửa đó lại làm mình lao đao. Lúc đó tôi
cũng thấy hơi sợ. Thế nhưng, những lý luận kiểu như thiết lập quốc hội, đã
xuất hiện rải rác từ hồi Vương chính duy tân. Đến những năm đầu thời
Minh Trị cũng xuất hiện lý luận về Dân tuyển nghị viện. Sau đó, có nhiều
người khác cũng xướng lên chủ trương đó. Những điều đó chắc chắn là có
nguyên nhân sâu xa. Nhưng bất ngờ tôi cầm bút viết, thuyết về những lý do
cần thiết của việc thiết lập quốc hội bằng thiên hình vạn trạng, lý luận một
cách dễ hiểu như nhai cơm mớm cho và họ chỉ việc nuốt, nên chẳng bao lâu
sau đó dư luận xã hội ào lên.
Mặc dầu vậy, dù nói thế nào thì những luận thuyết do báo Hōchi shimbun
cũng là yếu tố châm lên ngọn lửa đầu tiên. Tôi quên năm tháng đưa ra bài
xã luận đó, nên trước đây có gặp cậu Mino'ura nói về chuyện xưa và hỏi về