này thì có lợi, làm thế kia có thể kiếm được tiền và phạm vào những điều
nguy hiểm, khi thất bại chắc chắn sẽ rối bời và sẽ có điều phải hối hận. Tôi
nghĩ như thế, nên không thể đang tâm đưa tay ra làm được. Không có tiền
thì không tiêu còn hơn là giành lấy tiền để tiêu như vậy. Dù có phải làm
nghề tẩm quất, xoa bóp cũng được, chứ không có ý định chết đói. Nếu tôi
không bóp miệng sống đạm bạc cả về ăn lẫn mặc như vậy, chắc chắn sẽ dấn
thân. Việc tôi kém hoạt động trên lĩnh vực kinh tế là vì tôi sợ kết cục của sự
thất bại mà dẫn đến việc mình sẽ làm những chuyện ghê gớm.
Tuy nhiên, về những điều có đạo lý, không phải là tôi không tích cực làm.
Tóm lại, những việc không ảnh hưởng đến nguyên tắc sống tự thân độc lập
của mình, dù có thể thất bại, tôi vẫn làm ào ào.
Sự hưng vong của trường Keiō-gijuku
Chẳng hạn, tôi mở trường Keiō-gijuku và trong mấy mươi năm đã trải qua
nhiều thăng trầm khác nhau. Tùy lúc mà số lượng học trò giảm đi hoặc tăng
lên. Không chỉ riêng chuyện học trò, vì tình hình tài chính mà nhiều khi
xảy ra cả việc thiếu giáo viên, nhưng những lúc đó tôi cũng không hề luống
cuống chút nào. Học trò tản đi, cứ để họ tản đi, giáo viên xin đi, cũng cứ để
họ đi, tôi không ngăn. Học sinh bỏ trường, giáo viên bỏ lớp, trường thành
nhà trống, thì người còn lại sẽ là mình tôi. Và ở đó, bằng bản lĩnh của mình,
tôi sẽ lấy những học trò có thể dạy được. Đến như thế mà vẫn không dạy
được tôi sẽ không nói đến chuyện dạy dỗ nữa.
Tôi không hứa với mọi người là Fukuzawa Yukichi sẽ mở trường tư thục
lớn và sẽ phải dạy cho con em của thiên hạ. Từ đáy lòng, tôi đã quyết định
một điều là không để mình bị dằn vặt bởi sự hưng vong của trường. Từ khi
mở trường, đã nhiều lần tôi định xóa bỏ, nên không có gì để sợ cả. Thường
ra, tôi rất coi trọng công việc sự vụ của trường, có những lúc cần mẫn hết
sức, lúc lại lo lắng, nhưng nếu nói thật tâm sự của tôi thì sự cần mẫn cũng
như lo lắng đó chỉ là sự đùa nghịch của thế giới phù du và dáng hình của sự
giả ảo, nên dù có làm việc, tôi vẫn luôn bình tâm. Gần đây, để duy trì