PHƯƠNG NÀO BÌNH YÊN - Trang 10

nàng được thưởng thức nhờ công của thằng Lời.
- Chim thì được bao lăm, một mình em phải sực hai chục con mới đã. Chồn
to nhiều thịt, mà cũng ngon lắm.
Nhan nhìn em nghi ngờ :
- Bộ mầy qua xin ăn chị Nhỉ hả ?

Thằng Lợi trợn mắt nhìn chị :
- Ðừng có nói thêm. Bây giờ bả mới nấu, mà cả chiều đi hái rau với chị chớ
đi đâu.
Nhan nhìn qua bếp lửa nhà chị Nhỉ. Bếp đã tắt tự hồi nào. Chỉ còn bóng
trăng giải sáng thấp thoáng mái tranh với cái đỉnh nhọn vì một quả đạn
pháo kích rớt một bên mái hồi trước xa.
Tiếng dế, tiếng ểnh ương, tiếng côn trùng, tiếng gió rì rầm nghe buồn vô
hạn. Bỗng dưng, Nhan thèm nghe một tiếng nói, một tiếng cười, một người
bạn.
Tiếng còi xe lửa. Nhan đứng dậy. Nhưng không phải. Ðó chỉ là ám ảnh
không nguôi của một tâm hồn cô độc.
Nhan nhớ man man ngày xưa êm đềm. Ngày tiếp nối, ngày tiếp nối. Ngôi
làng nhỏ tuy thưa thớt nhưng cũng đủ để những đứa bé vui chơi học hành.
Dân làng tuy cực nhọc, tuy suốt đời không biết đến phố xá thị thành, nhưng
một vài tiện nghi đời sống cũng đã đến từ những chuyến xe đò buôn bán,
những chiếc xe lam dẫn vào con đường mòn, len qua những ngọn đồi thấp,
những thung lũng hoang dã, chở đủ loại hàng tạp hóa.
Nhan lại nhớ đến những chuyến tàu với những hành khách xa lạ hoặc sang
trọng, hoặc lam lũ. Những chuyến tàu ngược xuôi chở đi cái ao ước đầu đời
của cô gái nhỏ thôn nghèo. Nhưng khi Nhan chỉ vừa đủ lớn để bỏ chơi
chuyền, chơi sỏi với lũ bạn hàng xóm, để giúp mẹ ra đồng cày cấy trồng
trọt, cơm nước thì cũng lúc ấy chiến tranh tới tấp đem tang thương đến
vùng nầy.
Cuộc chiến đến bất ngờ như một cơn lốc. Không ai ngờ, vùng đất cằn cỗi,
hoang vu và xa xôi nầy mà cũng nằm trong sự tranh chấp. Và cũng bởi vậy
nên không ai phòng bị. Sau cơn lốc chiến tranh, ngôi làng không còn là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.