chăng ?
Nhan nhìn mái tóc bạc của bà Tư rồi nhìn em, thằng Lời mới lớn cao giò,
dài ngoằn. Mái tóc cháy nắng khét lẹt, nhưng đôi mắt thì sáng như chớp.
Nhan sờ đến mái tóc dài của mình. Nhan thấy mình ít hy vọng hơn những
người già của xóm nầy.
Hai chị em dìu bà Tư vào nhà, nhưng bà không chịu, nói là sợ đòi ngồi
ngoài sân. Hai chị em Nhan về nhà kể chuyện với cha. Ông giá sốt sắng gật
đầu. Còn ai để tương trợ lẫn nhau ngoài những người hàng xóm ít oi, tàn tật
khốn khổ như nhau. Ông già chỉ sợ gánh nặng đó dồn lên hai con nhỏ của
mình. Nhưng Nhan cả quyết :
- Hổng sao đâu tía, tụi con suốt ngày có làm gì đâu mà cực, làm cho vui
mà. Với lại có chòm xóm có người, tía nói chuyện vui hơn. Ðể con rủ bác
Cả Bửng về ở nhà bác Dự cho đông.
- Uý, rủi bà Dự bả về thình lình thì mệt lắm đó.
- Còn lâu lắm tía ơi. Mà cũng hổng sao đâu.
- Ừa, thằng Lời qua đỡ bà Tư qua đây. Kể già như bả, như tía đây cũng khổ
quá, quá khổ. Phải chi còn mẹ mấy đứa thì đỡ biết mấy.
Ông già ngồi bệt xuống đất, rơm rớm nước mắt. Nhan cũng quay đi giấu
cơn xúc động. Thằng Lời thì mũi đỏ gay, nước mắt ứa ra. Mỗi lần cha Nhan
nhắc đến mẹ là mỗi lần cả nhà động mối thương tâm. Nhan hướng về ngôi
mộ của mẹ ở phía sau vườn thầm cầu nguyện mẹ ban cho mình lòng can
đảm để sống.
Mãi đến trưa trật, thằng Lời và Nhan mới di chuyển hết thức ăn, áo quần,
vài món lặt vặt và bà Tư qua nhà. Bác Cả Bửng nghe tin cũng chạy tới. Vợ
chồng lão Kiên, già mà nghèo nhứt làng cũng hay tin tụ tập ở nhà Nhan.
Mỗi người một câu, gian nhà trở nên vui hơn, rộn ràng hơn, như chưa bao
giờ vui như vậy. Nhìn gương mặt cha vui vẻ, Nhan thấy mình cũng hân
hoan theo.
Thằng Lời phê bình :
- Bữa ni mới thấy tía vui một chút chị Nhan hả.
Nhan ra ngoài sân. Tiếng nói oang oang của bác Cả Bửng vọng ra :
- Hồi sáng tui đi hái rau, có thấy con Nhỉ, nhưng thấy có sau lưng thôi bởi