khi học được cách sử dụng, nó sẽ dùng đi dùng lại giáo cụ này nhiều lần
nữa.
Việc dạy bằng lời nói không phải lúc nào cũng là một phương thức bắt
buộc. Thông thường, giáo viên chỉ làm mẫu cho trẻ xem cách sử dụng đồ vật
này như thế nào, ngoài ra không có thêm chỉ dẫn nào khác. Cần lưu ý là khi
giáo viên hướng dẫn cho trẻ làm thế nào để sử dụng giáo cụ mà bắt buộc
phải dùng đến lời nói, thì ngôn ngữ chỉ dẫn nhất định phải ngắn gọn, súc
tích, ngôn ngữ sử dụng chỉ dừng lại ở mức vừa đủ. Đó là sự chỉ dẫn tốt nhất.
Ngôn ngữ càng ít thì quá trình giáo dục này càng hoàn thiện. Vì vậy khi
lựa chọn ngôn ngữ sử dụng để chuẩn bị cho bài giảng, giáo viên cần đặc biệt
cẩn trọng.
Một đặc điểm khác trong bài học này là tính đơn giản. Trong việc luyện
tập, không nên bao gồm bất cứ sự vật nào nằm ngoài chân lí phi tuyệt đối
như suy nghĩ, suy lí, phân tích, phán đoán... Bởi vì đặc điểm quan trọng nhất
của bài học này là cố gắng hết sức tránh sử dụng ngôn ngữ sáo rỗng. Số đếm
thỉnh thoảng có thể sử dụng, cũng cần đơn giản hết mức có thể, chỉ cần biểu
đạt được đúng điều muốn biểu đạt là được, không cần nhiều lời.
Đặc điểm thứ ba của bài học này là tính khách quan. Điều này có nghĩa là
giáo viên hoàn toàn “quên mất” mình để làm cho toàn bộ sự chú ý của trẻ
em tập trung vào giáo cụ. Thông thường, bài học ngắn gọn, đơn giản này
nên bao gồm giới thiệu giáo cụ và làm thế nào để cho trẻ em sử dụng được
tối đa chức năng của giáo cụ ấy.
Giáo viên còn phải luôn quan sát xem trẻ có hứng thú với những đồ vật ấy
không, trẻ biểu hiện sự hứng thú của mình như thế nào, sự hứng thú này duy
trì được bao lâu... Giáo viên cũng cần hết sức cẩn thận, không được ép trẻ
em phải yêu thích giáo cụ trước mặt chúng. Nếu như bài học này đã đơn
giản ngắn gọn hết mức rồi nhưng trẻ em vẫn không hiểu được, thì giáo viên
sẽ cần phải nghiêm túc nhìn nhận hai việc: thứ nhất là cô ấy không nên tiếp
tục bài học này; thứ hai là cô ấy nên tránh để trẻ biết rằng, mình đã phạm sai
lầm hoặc chưa hiểu rõ, bởi vì điều này có khả năng sẽ cản trở niềm háo hức