PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI - Trang 116

các con đã bao giờ nhìn thấy trời xanh chưa? Đã nhìn thấy chưa nhỉ? Các
con đã bao giờ nhìn những vì sao nhấp nháy trên bầu trời trong đêm tối
chưa? Chưa à? Các con hãy xem tạp dề của cô này. Các con có biết nó màu
gì không? Theo các con, màu của nó và màu của bầu trời có giống nhau
không? Thôi được rồi, bây giờ chúng ta lại đây xem màu sắc có ở trong này
nào. Màu này, màu của bầu trời và màu tạp dề của cô giống nhau, nó là màu
xanh. Bây giờ các con hãy tìm xem có còn thứ đồ nào cũng có màu xanh
như thế không? Các con có biết quả anh đào có màu gì không? Thế còn
những thanh than củi đang cháy kia?”... Những loại câu hỏi như vậy chứa
quá nhiều thông tin khiến cho trẻ không thể trả lời hết được.

Não trẻ em sau khi bị từng ấy câu hỏi làm cho hỗn loạn, lại bị ngập trong

quá nhiều khái niệm – bầu trời, tạp dề, anh đào... Trong sự hỗn loạn khiến
trẻ không biết phải làm thế nào này, chúng sẽ chợt phát hiện rằng, rất khó để
phân biệt được những tên gọi sự vật vừa được nói tới cũng như mục đích
của bài học này – phân biệt rõ ràng hai loại màu sắc đỏ, xanh. Nói ở mức
cao hơn một chút thì tư duy của trẻ em cơ bản là chưa thể làm được việc
chọn lựa, nhất là vì chúng không theo kịp được cách nói dài dòng như vậy
của người lớn.

Tôi còn nhớ đã từng đến dự một vài tiết học về một số môn học khác

nhau. Trong buổi học đó, giáo viên đang dạy cho bọn trẻ nhận biết số 2, 3, 5.
Vì thế, giáo viên đã sử dụng một cái bàn cờ, kết cấu như vậy có thể cho
phép giáo viên đặt quả cầu nhỏ vào trong ô thích hợp. Ví dụ, hai quả cầu có
thể được đặt vào trong ô nằm ở hàng phía trên mặt bàn cờ, hàng tiếp theo đặt
3 quả, hàng dưới cùng là 5 quả. Tôi không xác định được giờ học hôm nay
sẽ tiến hành như thế nào, nhưng tôi biết, bên cạnh hai quả cầu phía trên, giáo
viên có gắn một con búp bê giấy biết múa. Con búp bê giấy này mặc một cái
váy màu xanh, lúc đó một đứa trẻ nào đó trong lớp chốc chốc lại gọi tên nó:
“Đó là Dina Marie!”. Tiếp theo, giáo viên đặt bên cạnh 3 quả cầu phía dưới
một hình người nhỏ khác, quần áo mặc cũng khác, được bọn trẻ gọi là
“Gino”. Tuy tôi không thể ghi nhớ hết toàn bộ quá trình trình bày của giáo
viên, nhưng cô ấy mất rất nhiều thời gian lảm nhảm về những búp bê giấy bé
nhỏ, hơn nữa còn phải chuyển qua chuyển lại chúng. Nếu như tôi chỉ nhớ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.